Đẳng sâm hay còn được ví như nhân sâm của người nghèo, bởi thành phần trong đẳng sâm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ tương tự như nhân sâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết hết được công dụng của loại cây này.
Tổng quan về đẳng sâm
Đẳng Sâm là một loại cây thân leo nhỏ, sống lâu năm. Rễ của cây có hình trụ, dài khoảng 1-2cm và đường kính. Ở Việt Nam, đa phần loài đẳng sâm có lá mọc đối xứng, thường là loại lá đơn hoặc có khi mọc thành hình vòng. Hoa của cây mọc độc ở kẽ lá, hình dáng giống chuông, màu vàng nhạt và thường nở vào tháng 7, tháng 8. Quả của cây có hình cầu dẹt, bên trong có nhiều hạt. Mùa quả đẳng sâm chính là vào khoảng tháng 9 và tháng 10 hàng năm.
Rễ của cây đẳng sâm (còn gọi là củ đẳng sâm) thường được sử dụng làm nguyên liệu thuốc. Ở Việt Nam, củ đẳng sâm được thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 5. Khi thu hoạch, chỉ chọn những cây đã trưởng thành từ 3-5 năm trở lên, đào lấy củ, rửa sạch và cắt bỏ phần trên của cổ rễ cũng như các rễ con, sau đó phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40-50°C.
Bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ có hai loại đẳng sâm thường được phân biệt:
- Loại 1: Rễ củ lớn, đường kính trên 1cm và chiều dài trên 10cm.
- Loại 2: Rễ củ nhỏ, đường kính từ 0,5 đến 1cm và chiều dài trên 6cm.
Công dụng của đẳng sâm
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ trong đẳng sâm có nhiều hoạt chất khác nhau bao gồm đường, chất béo, sapin, một số alkaloid, vitamin B1, vitamin B2 và chất đạm.
Trong các nghiên cứu trên động vật, đẳng sâm đã cho thấy khả năng tăng cường phát triển nội mạc tử cung và tăng trương lực cổ tử cung, đồng thời còn có tác dụng chống viêm. Đẳng sâm còn giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức lực cơ thể để chống lại tình trạng mệt mỏi. Một số nghiên cứu còn ghi nhận rằng đẳng sâm có khả năng làm tăng đường huyết, tăng hồng cầu, giảm bạch cầu và hạ huyết áp bằng cách giãn mạch ngoại vi. Ngoài ra, đẳng sâm còn tăng cường chức năng vỏ thượng thận.
Theo y học cổ truyền, đẳng sâm vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và tỳ. Vị thuốc này có tác dụng điều hòa tỳ vị, giúp tiêu hóa, tăng sức lực, tăng bài tiết dịch mật, bồi bổ cơ thể và giải khát. Đẳng sâm mang lại những tác dụng tương tự như nhân sâm, nhưng lại có giá thành thấp hơn. Điều này dẫn đến việc đẳng sâm thường được gọi là "nhân sâm của người nghèo." Loại thảo dược này thường được sử dụng thay thế nhân sâm trong nhiều trường hợp như suy nhược do khí huyết kém, ăn uống không đủ, tiêu chảy do tỳ hư, vàng da do huyết hư, tiêu ra máu, rong kinh, thiếu máu, gầy yếu, sốt, đổ mồ hôi không kiểm soát, băng huyết, cũng như các vấn đề liên quan đến thai sản.
Một số bài thuốc có đẳng sâm và tác dụng của chúng
Bài thuốc bồi bổ cơ thể và chữa thận suy, đái rắt, đau lưng và mỏi gối: Nguyên Liệu: Đẳng Sâm 20g, Tắc Kè 6g, Huyết Giác 1g, Trần Bì 1g, Tiểu Hồi 0,5g, Rượu 40 độ 250ml, Đường cho vừa đủ ngọt. Cách Làm: Cắt nhỏ tất cả các nguyên liệu và ngâm trong rượu khoảng một tháng.
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể, mệt mỏi và ăn không ngon: Nguyên Liệu: Đẳng Sâm 20g, Đương Quy, Bạch Truật (Sa Kỳ) mỗi vị 20g. Cách Sử Dụng: Sắc uống hoặc tán bột, uống mỗi ngày 12-20g.
Bài thuốc chữa bệnh suy yếu và ốm lâu không khỏi ở người lớn tuổi: Nguyên Liệu: Đẳng Sâm 40g, Đương Quy, Ngưu Tất, Long Nhãn, Mạch Môn mỗi vị 12g. Cách Sử Dụng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nếu bệnh nặng có thể thêm từ 4-8g nhân sâm.
Bài thuốc cốm bổ tỳ: Nguyên Liệu: Đẳng Sâm, Hoài Sơn, Ý Dĩ, Liên Nhục, Bạch Biển Đậu mỗi thứ 100g, Cốc Nha 30g (tán thành bột mịn). Cách Làm: Trộn nước đặc và bột mịn trên với mật ong để làm thành dạng cốm, thành phẩm mỗi gói 100g.
Bài thuốc chữa khí hư: Nguyên Liệu: Đẳng Sâm, Hoài Sơn mỗi vị 16g; Bạch Truật 20g; Bạch Thược, Sài Hồ, Xa Tiền Tử mỗi vị 12g; Trần Bì, Bạch Giới Tử Sao, Thương Truật mỗi vị 8g; Cam Thảo 4g. Cách Sử Dụng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang trước bữa ăn.
Bài thuốc trị bệnh lao mới nhiễm, Ho: Nguyên Liệu: Đẳng Sâm 16g, Hoài Sơn 15g; Ý Dĩ Nhân, Mạch Môn, Xa Tiền Tử, Hạnh Nhân và Khoản Đông Hoa mỗi vị 10g; Cam Thảo 3g. Cách Sử Dụng: Sắc với nước để còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc trị lao phổi (Bố Phế Thang Gia Giảm): Nguyên Liệu: Đẳng Sâm 16g; Hoài Sơn, Bạch Truật, Mạch Môn, Ngọc Trúc, Bách Bộ Chế mỗi vị 12g; Ngũ Vị Tử 6g. Cách Sử Dụng: Sắc uống 1 thang chia làm 3 lần.
Bài thuốc chữa tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi và choáng váng (Sinh Mạch Thang Gia Vị): Nguyên Liệu: Đẳng Sâm 16g, Mạch Môn 20g, Ngũ Vị Tử 12g và Cam Thảo 6g. Cách Sử Dụng: Sắc uống. Nếu cảm thấy khó thở, có thể thêm vào thang thuốc đan sâm, đào nhân và hồng hoa.
Bài thuốc trị tỳ vị hư yếu, miệng sinh nhọt: Nguyên Liệu: Đẳng Sâm và Chích Kỳ mỗi thứ 8g, Cam Thảo 2g, Phục Linh 4g và Bạch Thược 2,8g. Cách Sử Dụng: Sắc uống.
Bài thuốc chữa tiêu chảy và khí hư: Nguyên Liệu: Bạch Truật, Phục Linh, Chích Kỳ và Nhục Khấu Tương mỗi vị 6g, Thăng Ma Nướng Mật 2,4g; Gừng 3 lát, Đẳng Sâm sao với gạo 8g, Sơn Dược sao 8g và
Đẳng sâm có thể tương tác với một số loại thuốc khác, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là khi dùng đồng thời với những loại thuốc thuộc họ hắc. Dược sĩ Cao đẳng dược TPHCM lưu ý điều quan trọng là không nên tự ý sử dụng đẳng sâm hoặc thay thế nhân sâm bằng đẳng sâm trong các bài thuốc mà không có sự hướng dẫn từ các chuyên gia.