Hiện nay do chế độ ăn uống kém lành mạnh và không được kiểm soát tốt nên bệnh rối loạn lipid máu, đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch cực kỳ nguy hiểm
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do rối loạn lipid máu
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, rối loạn lipid máu là tình trạng các chất mỡ trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Mỡ máu hay lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol, triglycerid, HDL-cholesterol (mỡ máu tốt) và LDL-cholesterol (mỡ máu xấu).
Khi nói rối loạn lipid máu là nói đến tình trạng tăng một cách bất thường chất cholesterol và triglycerid máu, giảm chất HDL-cholesterol là chất mỡ máu tốt. Rối loạn lipid máu có thể bắt nguồn từ các lý do khác nhau như: Lipid máu lắng đọng lại do giảm các chất tiêu mỡ, quá trình chuyển hóa mỡ bị rối loạn; tăng huy động sử dụng lipid dự trữ ở những người có tâm lý căng thẳng, mắc bệnh đái tháo đường; ăn quá nhiều các chất chứa dầu mỡ, chất béo; sử dụng rượu bia trong thời gian dài...
Chẩn đoán rối loạn lipid máu có khó?
Thực tế các triệu chứng rối loạn lipid máu thường biểu hiện một cách âm thầm, không rõ ràng nên khó nhận biết. Tuy vậy, trên lâm sàng thường gặp các triệu chứng gồm: Dấu hiệu bất thường của cơ thể với triệu chứng vã mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, thở ngắn, thở dốc...; xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không đau, không ngứa; xuất hiện các triệu chứng về tim mạch như đau thắt ngực, cảm giác đau tức, nặng ngực, có cảm nhận như bị bóp nghẹt, cơn đau lan ra hai cánh tay và phía sau lưng.
Một số người có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như đầu ngón tay, ngón chân bị tê bì, đau buốt hoặc xuất hiện một số triệu chứng tiêu hóa như ăn uống thấy đầy bụng, có cảm giác ậm ạch khó tiêu do gan và tụy tạng bị ảnh hưởng bởi tình trạng lipid máu tăng cao trong thời gian dài. Lưu ý bệnh rối loạn lipid máu thường gặp trong bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa chung của cơ thể nên có thể gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Để chẩn đoán xác định bệnh rối loạn lipid máu phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm sinh hóa để định lượng các thành phần mỡ máu như cholesterol, triglycerid, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol. Đây là cơ sở giúp cho bác sĩ nhận định tình trạng bệnh lý, phân loại và có phương pháp điều trị phù hợp.
Do nồng độ lipid máu có liên quan đến bữa ăn nên thời điểm xét nghiệm lý tưởng thực hiện khi người bệnh nhịn ăn trong khoảng thời gian 12 giờ, thường lấy máu xét nghiệm ở thời điểm buổi sáng sau khi ngủ dậy. Một bộ xét nghiệm lipid máu đầy đủ có 4 thành phần gồm: Cholesterol máu toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và triglycerid. Thực tế việc gia tăng nồng độ cholesterol trong máu hầu như không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy bệnh lý chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu định kỳ.
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, tất cả mọi đối tượng từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra 4 chỉ số thành phần này định kỳ 5 năm một lần để chủ động phát hiện bệnh.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chuyên nghiệp
Hậu quả của rối loạn lipid máu
Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết, rối loạn lipid máu dẫn đến hậu quả của các bệnh lý khác là điều không thể tránh khỏi nếu không được phát hiện và chữa trị phù hợp. Khi nồng độ mỡ trong máu cao, hệ thống tim mạch sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất.
Nếu yếu tố áp lực của dòng máu lớn, lớp nội mạc trong lòng động mạch bị tổn thương và xơ cứng, bị lắng đọng các mảng xơ vữa và giảm mất khả năng đàn hồi... sẽ dẫn đến hậu quả với cơn đau thắt ngực, méo miệng, liệt nửa người... do nhồi máu cơ tim hay bị đột quỵ. Theo đó nguyên nhân gây xơ vữa mạch máu do rối loạn lipid máu mới được xác định thì đã quá muộn.
Trong các trường hợp bệnh nhân tăng triglycerid máu, có thể dẫn đến viêm tụy cấp với triệu chứng đau bụng nhiều, nôn mửa, đôi khi bị tụt huyết áp, suy hô hấp, suy thận. Việc điều trị phải cần lọc máu thay huyết tương, tiên lượng rất kém và tỷ lệ tử vong cao.
Giống như các bệnh lý chuyển hóa khác, rối loạn lipid mặc dù không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rầm rộ nhưng chúng là nguyên nhân có thể gây hậu quả tử vong một cách âm thầm, lặng lẽ thông qua các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, viêm tụy tạng, suy thận mạn...