Bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ chi tiết về bệnh sởi

Bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ chi tiết về bệnh sởiBệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ lây lan và trở thành dịch. Đặc biệt bệnh sở còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ lây lan và trở thành dịch. Đặc biệt bệnh sở còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi

Bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ chi tiết về bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Chúng ta hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh sởi qua bài viết dưới đây.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN NẮM RÕ VỀ BỆNH SỞI

Sởi là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Bệnh do virus gây ra, không có thuốc điều trị đặc hiệu mà thường tự khỏi trong 7-10 ngày. Sởi xuất hiện liên tục trong cộng đồng. Sau khi mắc bệnh lần đầu, bệnh nhân sẽ được miễn dịch với sởi trong suốt quãng đời còn lại, khả năng mắc sởi lần thứ hai tương đối thấp.

Đường lây truyền

Virus gây bệnh sởi rất dễ lây lan, sống trong chất nhầy mũi và cổ họng bệnh nhân. Virus có thể lây lan cho người khác thông qua ho và hắt hơi. Virus sởi có khả năng sống sót tới 2 giờ trong không gian nơi bệnh nhân vừa ho hoặc hắt hơi. Người bình thường hít phải không khí bị nhiễm virus hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm virus rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng có thể bị lây nhiễm bệnh.

Bệnh rất dễ lây lan, nếu một người mắc bệnh thì khoảng 90% những người tiếp xúc với người đó không được miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh. Người mắc bệnh có thể lây truyền bệnh cho người khác trong giai đoạn 4 ngày trước và 4 ngày sau khi xuất hiện phát ban.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết tất cả những đối tượng chưa được miễn dịch với bệnh sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Ở Việt Nam, các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm:

  • Trẻ em (không còn miễn dịch do mẹ truyền sang và chưa được tiêm vaccin phòng bệnh).
  • Trẻ em đã tiêm vaccin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
  • Thanh niên chưa từng mắc sởi hoặc chưa được tiêm vaccin phòng bệnh.

Những nhóm đối tượng này cần được tiêm vaccin sởi để phòng ngừa bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Triệu chứng của bệnh sởi thường xuất hiện khoảng 7-14 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Bệnh sởi thường bắt đầu với các triệu chứng:

  • Sốt cao, ho, sổ mũi.
  • Đỏ mắt, chảy nước mắt (biểu hiện viêm kết mạc).

2-3 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng, những đốm trắng nhỏ có thể xuất hiện bên trong miệng. Đây là dấu hiệu khá điển hình để chẩn đoán bệnh sớm.

3-5 ngày sau khi có các triệu chứng, bắt đầu phát ban. Phát ban bắt đầu với những đốm đỏ phẳng, mịn như nhung, không phỏng nước, mọc theo thứ tự từ trên xuống dưới, xuất hiện trên mặt ở chân tóc và lan xuống cổ, thân, cánh tay, chân và bàn chân. Có thể xuất hiện những vết sưng nhỏ trên đỉnh của những đốm đỏ phẳng. Các đốm đỏ này có thể kết hợp với nhau khi lan từ đầu đến các bộ phận khác của cơ thể.

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH SỞI

Sởi có thể diễn tiến nặng ở tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên, những trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi có nguy cơ bị biến chứng sởi cao hơn.

Biến chứng thường gặp

Biến chứng thường gặp của bệnh sở có thể kể đến như:

  • Nhiễm trùng tai: Thống kê cho thấy cứ 10 trẻ mắc sởi thì có khoảng 1 trẻ bị biến chứng nhiễm trùng tai và có thể gây mất thính lực vĩnh viễn.
  • Tiêu chảy: Tỉ lệ tiêu chảy dưới 10% bệnh nhân mắc bệnh sởi.

Biến chứng nặng

Một số bệnh nhân có thể bị các biến chứng nặng hơn như viêm phổi (nhiễm trùng phổi) và viêm não (phù não). Ước tính cứ 20 trẻ em thì có một trẻ bị viêm phổi. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong do sởi ở trẻ nhỏ.

Khoảng 1/1000 trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi bị viêm não, có thể dẫn đến co giật và khiến trẻ bị điếc hoặc thiểu năng trí tuệ. Cứ 1000 trẻ mắc bệnh sởi thì có một hoặc hai trẻ tử vong. Bệnh sởi có thể khiến phụ nữ mang thai sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Biến chứng lâu dài

Viêm màng não bán cấp là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng dễ gây tử vong của hệ thần kinh trung ương do nhiễm virus sởi mắc phải trước đó.

Bệnh thường phát triển trong 7-10 năm sau khi bệnh nhân mắc bệnh sởi, mặc dù đã chấm dứt các triệu chứng.

Bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ chi tiết về bệnh sởi

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ tuyển sinh Cao đẳng Y Dược uy tín

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Theo giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất là tiêm phòng vaccin sởi. Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ hai mũi, mũi thứ nhất vào 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Bệnh nhân cần được cách ly và hạn chế tập trung đông người khi đang xảy ra dịch.
  • Bệnh nhân hoặc người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cần mang khẩu trang y tế.
  • Nên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh cá nhân.
  • Khi phát hiện trẻ em mắc bệnh sởi, cần cách ly trẻ với mọi người xung quanh để tránh lây lan mầm bệnh.
  • Phụ huynh cần vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ, giữ gìn nơi ở sạch sẽ thoáng mát, vì môi trường sống ẩm thấp là điều kiện tốt cho vi sinh vật gây bệnh sinh sôi và phát triển.
  • Cần rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, vệ sinh mắt, mũi thường xuyên, vì đây là con đường ngắn nhất giúp virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Bài viết trên đây là những thông tin mà bạn cần nắm rõ về bệnh sởi được các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hợp và chia sẻ chi tiết nhất!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop