Bác sĩ Giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ chứng co giật cơ mặt

Bác sĩ Giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ chứng co giật cơ mặtChứng co giật cơ mặt là tình trạng các cơ co một bên hay thậm chí toàn bộ mặt, bệnh gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sông cũng như thẩm mĩ của người mắc bệnh

Chứng co giật cơ mặt là tình trạng các cơ co một bên hay thậm chí toàn bộ mặt, bệnh gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sông cũng như thẩm mĩ của người mắc bệnh

Bác sĩ Giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ chứng co giật cơ mặt

Bác sĩ Giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ chứng co giật cơ mặt

Bài viết này hãy cùng các Bác sĩ Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về chứng co giật cơ mặt này

Chứng co giật cơ mặt là gì?

Chứng co giật cơ mặt là một bệnh lý thần kinh cơ được mô tả bởi các triệu chứng co cơ, giật cơ hay máy cơ không tự chủ ở 1 nhóm cơ ở mặt, một bên hay thậm chí toàn bộ mặt. Bệnh lý này tồn tại ở 2 dạng chính: Điển hình(typical) và không điển hình(atypical).

  • Ở dạng điển hình: Các động tác giật cơ thường bắt đầu ở mi dưới, do các cơ vòng mắt mắt chi phối. Tiến triển theo thời gian, nó lan nhanh ra toàn mộ 2 mi mắt, các cơ chi phối hoạt động của môi ở quanh gò má.
  • Ở dạng không điển hình: Các triệu chứng thường bắt đầu ở nhóm cơ vòng môi, và các cơ chi phối động tác của môi trên ở vùng gò má, nếu tiến triển chúng có thể xuất hiện ở các cơ ở mi mắt. Thông thường là dạng điển hình, dàng không điển hình chỉ chiếm 2-3% nhóm bệnh nhân bị giật cơ mặt.

Theo thông kê, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 0.8/100,000 người. Có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên nó thường ảnh hưởng ở những phụ nữ trung hoặc cao tuổi. Chứng co giật cơ mặt thường gặp hơn ở người châu Á. Và các nguyên nhân gây bệnh này là do tổn thương, chèn ép thần kinh mặt hay còn chưa biết rõ nguyên do chính xác. Số người bệnh có biểu hiện giật, máy cơ cả 2 bên thường rất hiếm.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng co giật cơ mặt?

Trước tiên ta cần biết, cơ mặt được chi phối vởi dây thần kinh mặt (hay dây VII), chúng bắt nguồn từ trung tâm ở hành não và thoát ra ngoài hộp sọ ở ngay dưới lỗ tai ngoài, tại vị trí đó nó phân thành 5 nhánh chính.

Bởi thế theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, hiện nay có 3 giả thuyết hiện nay có thể giải thích những rối loạn chứng năng thần kinh mặt.

  • Giả thuyết đầu tiên là do sự hưng phấn của quá trình truyền xung thần kinh, nghĩa là hoạt động điện được truyền qua các eo của sợi thần kinh được myelin hóa.
  • Giả thuyết thứ hai liên quan đến hoạt động bất thường của sợi trục ở tận cùng của rễ thần kinh mặt khi bị chèn ép thứ phát.
  • Giả thuyết cuối cùng là do sự hưng phấn quá mức của nhân dây thần kinh mặt do tín hiệu ngược trở lại từ dây VII.

Thông thường nguyên nhân gây là do sự chèn ép dây thần kinh VII,sự chèn ép này phần lớn là do các dị dạng mạch bất thường hay dò do khối u(chỉ chiếm 1%)

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn năm 2019

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn năm 2019

Triệu chứng của chứng co giật cơ mặt thường gặp?

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là sự vận động không tự chủ các cơ vùng quanh mi mắt và ổ mắt như máy mắt, giật mi mắt của người bệnh. Sự giật cơ không liên tục có thể làm nhắm ngay mắt lại, và dần dần sẽ lan xuống các cơ vùng dưới của mặt.

Ở dạng không điển hình, sự giật cơ có thể bắt đầu xuất hiện ở vùng má, sau đó mới lan tới ổ mắt. Cuối cùng tất cả các cơ mặt ở cùng bên sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí ở một số ca bệnh, miệng còn bị kéo sang một bên. Đôi khi, người bệnh có thể chú ý đến một số triệu chứng khác như:

  • Giảm thính lực
  • Nghe thấy tiếng ù ù ở tai
  • Đau tai, đặc biệt cở sau tai

Điều trị chứng co giật cơ mặt

Chyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, nếu các triệu chứng giật cơ mặt không đáng kể, người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc chống co giật như carbamazepine. Ngoài ra Vi phẫu thuật giải ép hay tiêm Botulinum là 2 phương pháp khác được dùng để điều trị bệnh này. Cụ thể:

Vi phẫu thuật giải ép

Vi phẫu thuật giải ép là cách điều trị can thiệp ngoại khoa phổ biến nhất được dùng trên thế giới. Mục đích của cuộc phẫu thuật là giải phóng chèn ép ở dây thần kinh mặt- một trong những nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng giật ở mặt. Tỉ lệ thành công có thể lên tới 80% hoặc hơn và chỉ 10% tái phát trở lại. Tuy nhiên không có cách thức điều trị nào lại không có những biến chứng của nó. Để hạn chế tối đa biến chứng người bệnh nên tìm đến các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, với đợi ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao để điều trị. Các biến chứng có thể xảy ra như chảy máy não, nhồi máu não, chảy máu dưới màng cứng,… Tỉ lệ tử vong hay tàn tật vĩnh viễn chiếm khoảng 2% số bệnh nhân.

Tiêm độc tố Botulinum

Độc tố Botulinum là một dược chất được sử dụng an toàn trong y học để điều trị chứng giật cơ mặt. Tỉ lệ thành công của phương pháp này dao động từ 76-100%, tuy nhiên nó là phương pháp điều trị lâu dài nghĩa là cứ 3-6 tháng lại phải tiêm lại 1 lần. Hiệu quả càng cao khi các mũi tiêm được nhắc lại định kì. Giá thuốc khá đắt vậy về lâu dài, đây là một biện pháp điều trị tốn kém hơn so với 1 lần phẫu thuật.

Trên đây là nhưng thông tin về chứng co giật cơ mặt mà các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đề cập đến các bạn hi vọng qua bài viết các bạn có những thông tin cần thiết để phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop