Viêm gan siêu vi C là một bệnh lý ở gan gây ra bởi virus, đây là bệnh nguy hiểm bởi bệnh nhân mắc bệnh thường không có bất cứ biểu hiện nào, khiến tỉ lệ lây nhiễm bệnh rất cao
Viêm gan siêu vi C là một bệnh lý ở gan gây ra bởi virus
Chúng ta hãy cùng các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm gan siêu vi B trong bài viết sau!
Tác nhân gây bệnh viêm gan siêu vi C
Virus viêm gan C (HCV) là một virus thuộc họ Flaviviridae có lõi ARN, kích thước 50 - 60 nm. Hiện nay virus viêm gan C bao gồm các tuýp I, II, III, IV, V và VI khác nhau về phân bố dịch tễ học và độc lực. Trong đó virus viêm gan C tuýp 2 có khả năng chuyển sang xơ gan cao nhất. Viêm gan siêu vi C có thời gian ủ bệnh 30 - 120 ngày, trung bình 2 tháng.
Virus gây viêm gan cấp và có khuynh hướng trở thành mãn tính ở hầu hết các bệnh nhân, tuy nhiên không gây suy gan cấp, trừ khi bệnh nhân đã có nhiễm mãn tính virus viêm gan B từ trước. Viêm gan C mãn tính gây tổn thương gan do một số bệnh lý tự miễn của cơ thể, khoảng 20 - 25% trường hợp dẫn đến xơ gan và cuối cùng gây ung thư gan.
Triệu chứng bệnh viêm gan siêu vi C
Virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể có thời gian ủ bệnh khá dài (khoảng 7-8 tuần), sau đó chuyển sang giai đoạn khởi phát.
Theo bác sĩ giảng viên đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược HCM, các trường hợp bệnh nhân bị viêm gan C cấp tính thường ít có triệu chứng đặc biệt, chỉ có một số biểu hiện lâm sàng như:
- Nhức đầu, mệt mỏi và một số biểu hiện giống cảm cúm.
- Một số ít có triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa như chán ăn, đau bụng, đau tức vùng hạ sườn phải.
- Khi ấn vào kẽ liên sườn 11-12 bên phải người bệnh nhân thấy khó chịu, đau tức do gan bị sưng, viêm và màng ngoài gan bị căng ra.
- Vàng mắt, vàng da, nước tiểu có màu như nước vối do đường dẫn mật trong gan bị tổn thương và sắc tố mật ứ trệ.
Những triệu chứng trên thường khá nhẹ nên bệnh nhân nên dễ bỏ qua mặc dù gan đang bị viêm rất nặng. Giai đoạn toàn phát bệnh có thể kéo dài 6-8 tuần rồi tự hết không cần phải điều trị. Tuy nhiên chỉ khoảng 15-30% trường hợp mắc bệnh có thể khỏi, các bệnh nhân còn trở thành người lành mang virus hoặc chuyển thành viêm gan C mãn tính.
Đường lây truyền của bệnh viêm gan siêu vi C
Virus viêm gan C có thể lây truyền khi máu người nhiễm virus xâm nhập vào cơ thể của người chưa bị nhiễm. Hiện nay hầu hết các trường hợp bị nhiễm bệnh do sử dụng chung kim tiêm hoặc các vật dụng khác để tiêm thuốc.
Các con đường lây truyền bao gồm:
- Dùng chung kim tiêm hoặc các vật dụng tiêm thuốc với người mang virus.
- Nhân viên y tế bị kim đâm trong quá trình làm việc.
- Trẻ em lây nhiễm virus từ người mẹ.
- Dùng chung các vật dụng sinh hoạt với bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, …
- Có quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan C.
Đến nay chưa có bằng chứng bị nhiễm virus viêm gan C do muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt nên đa số bệnh nhân không nhận ra mình đang bị nhiễm bệnh, do đó có thể vô tình để bệnh lây lan trong cộng đồng.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Điều trị bệnh viêm gan siêu vi C
Bệnh viêm gan siêu vi C rất dễ lây lan và có nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Biện pháp điều trị bệnh viêm gan C phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc ức chế virus kết hợp với interferon thế hệ mới.
Hiện nay có một số phương pháp mới để điều trị bệnh rất hữu hiệu, dễ sử dụng và ít xảy ra phản ứng phụ. Các phương thức mới này có khả năng chữa khỏi bệnh viêm gan C khoảng 90-95% đồng thời rút ngắn thời gian điều trị hơn rất nhiều so với các phương pháp trước đây.
Phương thức mới có thể được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định để quá trình điều trị được dễ dàng hơn cho các bệnh nhân. Các phương pháp này được gọi là phương thức tác động trực tiếp chống siêu vi hoặc DAA và sử dụng dạng thuốc viên. Trong một số trường hợp các loại dược phẩm như ribavirin hay interferon có thể được sử dụng trong điều trị.
Phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi C
Một số biện pháp có thể được áp dụng để ngăn ngừa lây lan bệnh trong cộng đồng:
- Cần thanh lọc, xét nghiệm virus viêm gan với máu được hiến tặng.
- Cần cung cấp đầy đủ dụng cụ tiêm chích đã được tiệt khuẩn kỹ đồng thời trang bị kiến thức cho những người sử dụng ma túy để làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh do ma túy gây ra.
- Nên sử dụng các dụng cụ tiệt khuẩn đạt tiêu chuẩn quy định cho ngành Y tế và Y học dân tộc.
- Cần tuân thủ các quy định về tiệt khuẩn dụng cụ khi xăm mình hoặc xâu khoen trên cơ thể.
Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cung cấp thêm, hiện nay nhiều nước có chương trình cung cấp ống tiêm và kim tiêm đã góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ lây bệnh do việc tiêm chích ma túy gây ra trên toàn thế giới.