Bệnh dau thần kinh tọa được biết đến là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, thường có nhiều biến chứng khôn lường. Bởi vậy việc nắm rõ những thông tin về bệnh là điều cực kỳ quan trọng
Bệnh dau thần kinh tọa được biết đến là căn bệnh xương khớp nguy hiểm
Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ thông tin cụ thể về bệnh đau thần kinh tọa.
Bệnh đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa được diễn biến bởi cảm giác đau lan truyền dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi), tỷ lệ nam cao hơn nữ.
Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa
Tổn thương rễ thần kinh thường gặp nhất (trên 90%), còn lại tổn thương dây và/hoặc đám rối thần kinh. Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân do thoái hóa này có thể kết hợp với nhau.
Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, mang thai…
Biện pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa
Để điều trị bệnh đau thần kinh tọa người bệnh có thể thay đổi tư thế nghỉ ngơi, điều trị bằng thuốc hoặc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, cụ thể:
Thay đổi chế độ nghỉ ngơi: Nằm giường cứng, tránh võng hoặc ghế bố, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.
Điều trị thuốc:
- Thuốc giảm đau. Tùy mức độ đau mà sử dụng đơn thuần các hoặc phối hợp các thuốc giảm đau sau đây
- Giảm đau đơn thuần: paracetamol (Efferalgan, Tylenol, Panadol); hoặc paracetamol kết hợp với opiad nhẹ như codein, tramadol (Efferagan codein, Ultracet, v.v.).
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Tùy đối tượng bệnh nhân, có thể dùng các NSAID không chọn lọc hoặc thuốc ức chế chọn lọc COX-2.Cần lưu ý các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thận, tim mạch. Để giảm nguy cơ tiêu hóa (đặc biệt khi sử dụng các NSAID không chọn lọc) nên xem xét sử dụng phối hợp với một thuốc bảo vệ dạ dày như PPI.
- Tramadol tiêm bắp để giảm đau
- Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphine.
- Thuốc giãn cơ: Tolperisone , eperisone, diazepam, …
- Các thuốc khác: Khi bệnh nhân có đau nhiều, đau mạn tính có thể sử dụng phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như:
- Gabapentin, Pregabalin (Lyrica, Synapain 75mg):
- Các thuốc khác: vitamin 3B, methycobal
- Tiêm ngoài màng cứng hoặc tiêm cạnh cột sống corticosteroid: Mục đích giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa, tuy nhiên hiệu quả giảm đau ngắn hạn.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền Sài Gòn
Biện pháp vật lý trị liệu:
Các Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết các biện pháp vậy lý trị liệu bao gồm:
- Massage liệu pháp: Có ích đối với đau thần kinh tọa vì làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ, và kích thích các endorphin.
- Thể dục trị liệu: Những bài tập kéo giãn hoặc ấn cột sống, aerobic giúp tăng cường sức mạnh cột sống, khối cơ, dây chằng và gân.
Trên đây là những chia sẻ từ các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về bệnh đau thần kinh tọa đến bạn đọc.