Biện pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh thủy đậu

Biện pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh thủy đậuBênh thủy đậu là một bệnh do nhiễm virus gây ra, đây là một bệnh khá phổ biến tuy nhiên nếu thiếu hiểu biết trong điều trị, người bệnh có thể sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

Bênh thủy đậu là một bệnh do nhiễm virus gây ra, đây là một bệnh khá phổ biến tuy nhiên nếu thiếu hiểu biết trong điều trị, người bệnh có thể sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

Biện pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh thủy đậu

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu đó là virus Varicella-Zoster

Cùng các Bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh thủy đậu để, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả!

BỆNH THỦY ĐẬU

Thủy đậu (tên tiếng Anh là Varicella) là một bệnh do nhiễm virus gây ra, tạo ban ngứa và những mụn nước nhỏ. Thủy đậu có tính lây nhiễm cao đối với những người chưa bao giờ mắc bệnh hay chưa được chủng ngừa thủy đậu. Trước sự xuất hiện của chương trình tiêm ngừa thủy đậu thì gần như ai cũng từng bị thủy đậu trước khi tới tuổi trưởng thành, đôi khi kèm với những biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, số ca mắc và số người phải nhập viện do thủy đậu giảm mạnh.

Sẽ tốt hơn nếu được tiêm ngừa bệnh thủy đậu. Vaccine thủy đậu là một cách an toàn, hiệu quả để phòng ngừa thủy đậu và những biến chứng có thể gặp.

Nguyên nhân gây bệnh

Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu đó là virus Varicella-Zoster, có tính lan truyền cao, và có thể lan nhanh. Virus được truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với ban hay bằng những giọt dịch phát tán trong không khí khi ho hay hắt xì.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của thủy đậu xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus và thường kéo dài khoảng 5 tới 10 ngày. Ban là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh thủy đậu. Những dấu hiệu và triệu chứng khác, có thể xuất hiện 1 hay 2 ngày trước khi phát ban, bao gồm:

  • Sốt.
  • Chán ăn.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi và cảm giác không khỏe.

Khi ban thủy đậu xuất hiện, nó trải qua 3 giai đoạn:

  • Nổi lên những nốt hồng hay đỏ, bộc phát trong vài ngày.
  • Những mụn nước nhỏ, tạo thành từ những nốt và tồn tại khoảng hơn một ngày cho đến khi vỡ ra và rỉ dịch.
  • Mài và vảy cứng phủ lên mụn nước đã vỡ và cần thêm vài ngày để lành.

Những nốt mới tiếp tục xuất hiện khoảng vài ngày nữa. Kết quả đưa đến việc bạn có thể có cả 3 giai đoạn của phát ban – nốt, mụn nước và sang thương có vảy – tồn tại cùng lúc vào ngày thứ 2 của phát ban. Khi bị nhiễm, bạn có thể lan truyền virus 48 tiếng trước khi xuất hiện phát ban, và bạn vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi tất cả các mụn nước đều đóng vảy.

Bệnh thường nhẹ ở những trẻ em khỏe mạnh. Trong một vài trường hợp nặng, ban có thể lan và phủ khắp người, và sang thương có thể hình thành trong cổ họng, mắt, màng nhầy của niệu đạo, hậu môn và âm đạo. Những nốt mới tiếp tục xuất hiện trong vòng vài ngày.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU

Đối với những trẻ em khỏe mạnh, thủy đậu thường không cần điều trị. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamine giúp giảm ngứa. Nhưng với đa số trường hợp, bệnh được để diễn tiến tự nhiên.

Điều trị phòng tránh biến chứng

Đối với những người có nguy cơ cao gặp biến chứng do thủy đậu, bác sĩ đôi khi kê thuốc để rút ngắn thời gian nhiễm trùng và giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng.

Nếu bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao, bác sĩ có thể đề nghị một thuốc kháng virus như acyclovir (Zovirax) hay một thuốc khác được gọi là globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch (Privigen). Những thuốc này có thể làm giảm độ nặng của bệnh nếu được sử dụng trong vòng 24 giờ kể từ khi ban đầu tiên xuất hiện.

Những thuốc kháng virus khác, như valacyclovir (Valtrex) và famiclovir (Famvir), cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng có thể không được chấp nhận hay không thích hợp với mọi trường hợp. Ở một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng vaccine thủy đậu sau khi tiếp xúc với virus. Điều này có thể giúp ngừa bệnh hay giảm độ nặng của bệnh.

Đừng cho bất kì ai bị thủy đậu – trẻ em hay người trưởng thành – loại thuốc nào chứa aspirin vì sự kết hợp này có thể dẫn tới một tình trạng gọi là hội chứng Reye’s.

Điều trị biến chứng

Nếu biến chứng xảy ra, bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị thích hợp. Điều trị nhiễm trùng da và viêm phổi có thể dùng kháng sinh. Điều trị viêm não thường với thuốc kháng virus. Có thể cần phải nhập viện.

Biện pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh thủy đậu

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực Y Dược uy tín

PHÒNG CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU

Theo giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược HCM, Vaccine thủy đậu (varicella) là cách tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu. Những chuyên gia của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh (CDC) ước tính vaccine ngăn ngừa virus hoàn toàn cho gần 98% người nhận đủ 2 liều như khuyến cáo. Khi vaccine không ngăn ngừa hoàn toàn, nó giúp làm giảm đáng kể độ nặng của bệnh.

Nên dùng Vacine thủy đậu cho các đối tượng:

  • Trẻ nhỏ
  • Trẻ lớn mà lúc nhỏ chưa được dùng Vacine
  • Người trưởng thành chưa dùng vaccine, chưa bao giờ bị thủy đậu nhưng có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh

Không nên dùng Vacine cho các trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu, như những người mắc HIV hay dùng những thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người dị ứng với gelatin hay kháng sinh neomycin.

Trên đây là những thông tin về bệnh thủy đậu được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ chi tiết đến bạn đọc!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop