Bùng phát dịch sởi - hậu quả của việc chạy theo Anti Vacxin

Bùng phát dịch sởi – hậu quả của việc chạy theo Anti VacxinKhi niềm tin mù quáng của cha mẹ "Anti Vaccine" từ chối tiêm chủng cho con, chính là nguyên nhân dẫn đến những cái kết đau lòng

Khi niềm tin mù quáng của cha mẹ "Anti Vaccine" từ chối tiêm chủng cho con, chính là nguyên nhân dẫn đến những cái kết đau lòng

Bùng phát dịch sởi - hậu quả của việc chạy theo Anti Vacxin

Bùng phát dịch sởi – hậu quả của việc chạy theo Anti Vacxin (Ảnh minh họa)

Hiện nay, mạng xã hội xuất hiện càng nhiều nhóm người với nhiều tên gọi khác nhau như hội anti vacxin, hội những bà mẹ thông thái,… những hành động của họ đều hướng đến phản đối tiêm chủng vacxin để tuân theo “tự nhiên”, họ cho rằng tiêm chủng là trái với tự nhiên và không có lợi cho bé.

Sự việc này chính là nguyên nhân của bùng nổ dịch sởi gần đây tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Dựa trên báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số liệu đưa trên Bloomberg cho thấy từ đầu năm 2018 đến nay, đã có hơn 2,3 triệu người mắc bệnh sởi trên toàn cầu. Theo trang Bloomberg, dịch sởi đang lây lan nhanh ở một số nước châu Á và châu Âu, một số nước ở châu Phi và Trung Đông. Ngay cả Mỹ, quốc gia có nền y tế tiên tiến cũng phải lo sợ trước đại dịch sởi.

Theo WHO, trong năm qua, đã có khoảng 82.600 người tại 47 quốc gia châu Âu được thống kê (dân số gần 900 triệu người) đã mắc bệnh sởi. Đây được xem là mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây và đã có 72 trường hợp đã tử vong.

Theo những thông tin mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp được, trong tuần đầu tiên của năm 2019, thành phố có tới 60 ca mắc sởi trong khi đó vào năm 2018 không ghi nhận ca mắc sởi nào. Hiện toàn bộ các quận huyện đều phát hiện ca sởi. Tính từ đầu năm 2018, bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ chí Minh đã tiếp nhận hơn 400 trường hợp mắc sởi, riêng tháng 12/2018 là 150 trường hợp. Hiện tại, BV Nhi đồng 1 đang điều trị nội trú cho 31 trẻ và có 4 trường hợp trẻ biến chứng nặng, phải thở máy.

Ngày 9-2, các bậc cha mẹ tại Philippines đang được yêu cầu đưa con nhỏ đi chích ngừa sởi do dịch đang bùng nổ ở nước này, khiến ít nhất 20 trẻ em đã thiệt mạng trong 40 ngày qua. Theo bộ Y tế Philipin, trong 6 tuần đầu năm dịch sởi đã khiến 70 người tử vong, tình hình trở nên nghiêm trọng khi năm 2018 tỉ lệ tiêm chủng chỉ đạt 55% ở đất nước này. số ca mắc sởi tại khu vực thủ đô trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2019 đến 6-2-2019 đã tăng hơn gấp 5 lần so với cùng thời điểm năm ngoái. Kể từ ngày 2-2, thủ đô Manila ghi nhận ít nhất 861 ca nghi mắc sởi.

Hội anti vắc xin chính là nguyên nhân chính gây bùng phát dịch sởi ở trẻ em

Một số người cho rằng, nguyên nhân của điều này là do nhiều bậc cha mẹ đã quyết định không tiêm chủng cho con mình vì lo sợ những rủi ro và các phản ứng phụ.

Trong lịch sử, một vụ lùm xùm tương tự đã từng diễn ra tại Mỹ vào cuối thế kỷ thứ 19, khi dịch bệnh Đậu mùa ở Mỹ dẫn tới các chiến dịch tiêm vắc xin và hoạt động chống lại vắc xin cũng nổi lên. Một nhóm các nhà hoạt động chống tiêm chủng nhân danh nhân quyền đã đệ đơn lên tòa án để bãi bỏ luật tiêm vắc xin ở một số bang như California, Illinois, và Wisconsin. Nhưng dịch đậu mùa hoành hành khiến chính quyền yêu cầu mọi cư dân thành phố phải được tiêm ngừa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiêm vắc-xin giúp loài người ngăn ngừa đến 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm. Sẽ có thêm 1,5 triệu ca tử vong khác được ngăn ngừa nếu tình trạng vi phạm khuyến cáo tiêm chủng toàn cầu được cải thiện. Đó là sự do dự trước vắc-xin, hay theo cách gọi thông dụng là phong trào anti vắc-xin. "Sự do dự đối với vắc-xin – miễn cưỡng hoặc từ chối dù có sẵn vắc-xin – đe dọa đảo ngược tiến trình giải quyết các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin" – WHO nhận định.

Năm 1796 khi vaccine thủy đậu được phát minh, nó đã trở thành một cuộc cách mạng y học thực sự. Kể từ đó nhiều loại vaccine đã được điều chế, đẩy lùi hàng loạt căn bệnh từng được cho là "thần chết" như dịch hạch, sởi, quai bị... và cứu sống hàng triệu người trên thế giới.

Thế nhưng, trong suốt thế kỉ thứ 19 đến nay, phong trào anti vaccine lan rộng bất chấp thành tựu vĩ đại của nó mang đến cho nhân loại. Về cơ bản, nhóm anti-vaccine chỉ dựa vào bằng chứng giả là một nghiên cứu của cựu bác sĩ người Anh Andrew Wakefield, xuất bản trên tạp chí Y khoa Lancet năm 1998 để công kích vaccine. Nghiên cứu đó nói rằng vắc-xin MMR có liên quan đến chứng tự kỷ ở trẻ. Bởi thế nhóm anti vaccine lập luận rằng đó là lý do việc tiêm vắc-xin là điều không cần thiết. Và mục tiêu của nhóm anti vắc-xin hay là nói không với vắc-xin" là lôi kéo được càng nhiều người càng tốt.

Phương pháp tuyên truyền của nhóm anti-vaccine thay đổi theo năm tháng. Ngày nay, họ dùng mạng xã hội và Internet nói chung để "truyền bá" tư tưởng của mình. Họ không bao giờ nhắc tới thành tựu vĩ đại như: dập tắt dịch bệnh, đẩy lùi dịch bệnh... mà vaccine mang lại cho nhân loại.

Bùng phát dịch sởi - hậu quả của việc chạy theo Anti Vacxin

Ngoài ra, nhóm anti vacxin cũng không hề nhắc tới hậu quả của hành động họ gây ra như:

  • Sự việc tại Anh năm 1974, tranh cãi về các phản ứng phụ của vắcxin khiến việc tiêm chủng buộc phải tạm dừng. Và kết quả tai hại là dịch bệnh đã xảy ra trên 100.000 trẻ, gây ra cái chết cho 31 trẻ.
  • Năm 1975 tại Nhật, khi tạm ngưng tiêm vắcxin ho gà toàn tế bào để điều tra trường hợp tử vong, dịch bệnh đã xảy ra trên 13.000 trẻ, trong đó 113 trẻ tử vong.
  • Dịch sởi tại Mỹ, dịch bạch hầu tại Lào bùng phát gần đây cũng vì nguyên nhân phụ huynh chủ quan không đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh.
  • Tại Việt Nam, hẳn nhiều người vẫn chưa quên bài học đau đớn về dịch sởi năm 2014, dịch bạch hầu năm 2015 khiến 3 người chết đều do không tiêm chủng. Và bệnh ho gà (một trong những bệnh có thể gây tử vong ở trẻ), mà Việt Nam từng khống chế tốt đang quay trở lại.

Có thể thấy, cho đến thời điểm hiện tại, dù tác dụng của vắc-xin đã được công nhận và phổ biến rất rộng rãi nhưng những nhóm người phủ nhận vai trò của nó vẫn còn không nhỏ. Núp dưới bóng dáng các tổ chức, hội nhóm, đặc biệt là hoạt động mạnh trên các mạng xã hội, dường như những người có niềm tin bất diệt vào điều này ngày càng muốn "bành trướng" ảnh hưởng của mình.

Do đó, mọi người cần hết sức tỉnh táo, đặc biệt là các bậc phụ huynh nếu có thắc mắc gì về công dụng cũng như tác dụng phụ của vaccin thì nên hỏi ý kiến bác sĩ chứ không nên tin vào những bài viết không rõ nguồn gốc trên mạng nhằm tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc không thể khắc phục được.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop