Hiện nay tình hình người dân Việt Nam mắc các bệnh đường ruột ngày càng tăng cao, H. pylori là một trong những yếu tố đáng lo ngại và chiếm tỉ lệ cao.
Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ về bệnh lý do helicobacteria pylori
Helicobacteria pylori là gì?
Theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, Helicobacter pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Chúng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hơn 80% những người bị nhiễm vi khuẩn không có triệu chứng và nó đã được mặc nhiên công nhận rằng nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái dạ dày tự nhiên. Hơn 50% dân số thế giới chứa H. pylori ở đường tiêu hóa trên của họ. Nhiễm H. pylori phổ biến hơn ở các nước đang phát triển.
Một trong những căn bệnh gây ra do H.pylori cho bệnh nhân cần chú ý là Viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là bệnh phổ biến thường gặp hiện nay, có khoảng 9 -10% dân số thế giới mắc căn bệnh này. Biểu hiện thường là xuất hiện một ổ loét ở mặt trong của thành dạ dày tá tràng.
Một số triệu chứng lâm sàng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
- Đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, đau dữ dội hoặc có khi đau rát bỏng, thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ, xuất hiện vào lúc đói hoặc ban đêm. Khi ăn nhẹ cơn đau có thể giảm đi. Tần xuất xuất hiện cơn đau không cố định có khi vài ngày hoặc vài tuần. viêm loét hành tá tràng thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, đau nhiều về đêm, ăn vào thì đỡ. Viêm loét dạ dày thường đau sau khi ăn mấy chục phút đến vài giờ.
- Ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng, cảm giác khó tiêu; mất ngủ, giấc ngủ thường chập chờn gián đoạn, giảm cân.
- Trường hơp nặng hơn, bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen.
- Hiện nay có nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng không có biểu hiện các triệu chứng, Bệnh tiến triển âm thầm từ nhẹ tới tới nặng, hậu quả là: Thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày. Khi vào bệnh viện cấp cứu mới phát hiện ra bệnh.
Tại sao cần quan tâm đến điều trị Hp?
Theo nhiều thống kê từ mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được, ước tính tại Việt Nam có khoảng hơn 75% người trưởng thành bị nhiễm H. pylori. Trẻ nhỏ nhiễm H.pylori thấp hơn người lớn, xuất hiện ở cả 1-2 tuổi. Đây được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày-tá tràng và ung thư dạ dày. Cụ thể là 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn H. Pylori. Có thể thấy, H. pylori là yếu tố đáng lo ngại trong các bệnh đường ruột và chiếm tỉ lệ cao do những nguyên nhân:
- Những kiến thức về vi khuẩn Hp, những bệnh lý gây ra do Hp chưa được cập nhật cũng như phổ biến rộng rãi, do vậy việc làm xét nghiệm chẩn đoán Hp trước và sau khi điều trị chưa được coi trọng
- Lạm dụng các thuốc giảm đau, giảm viêm mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ
- Gia tăng sự đề kháng các kháng sinh chủ yếu để diệt Hp, đặc biệt các kháng sinh Claritromycine, Metronidazole dẫn đến tỉ lệ thất bại điều trị gia tăng.
- Chưa tổ chức được việc theo dõi định kỳ tình hình kháng thuốc kháng sinh thường dùng trong phác đồ điều trị diệt Hp.
Vì vậy, để tránh sự tiến triển bệnh, bệnh nhân cần lưu ý theo dõi một trong những yếu tố nguy cơ sau để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán Hp và điều trị kịp thời
Các trường hợp có chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán Hp
Các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết các trường hợp có chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán Hp cụ thể như sau:
- Rối loạn tiêu hóa hoặc có biểu hiện bệnh lý dạ dày tá tràng
- Tiền sử loét dạ dày tá tràng nhưng chưa từng được xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng nhiễm Hp
- Sau phẫu thuật để điều trị ung thư dạ dày
- Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị ung thư dạ dày hay Hp
- Cần điều trị lâu dài với các thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid(NSAID)
- Cần điều trị aspirin lâu dài ở bệnh nhân có nguy cơ cao bị loét và biến chứng do loét dạ dày – tá tràng
- Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản cần điều trị duy trì kéo dài bằng nhóm thuốc ức chế bơm proton.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn
Lưu ý trong quá trình điều trị Hp, bệnh nhân cần
- Không hút thuốc lá và không uống rượu bia
- Ăn uống đúng giờ và điều độ, tránh những thức ăn cay chua, dễ kích thích dạ dày
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
- Tuân thủ điều trị, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Mong rằng qua bài viết từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các bạn có thể hiều rõ hơn về bệnh lý này cũng như có những biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.