Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ cách dùng Bicarbonate trong toan máu do acid lactic

Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ cách dùng Bicarbonate trong toan máu do acid lacticAcid lactic gây ra giảm lượng Bicarbonate trong máu, khi toan chuyển hóa nặng làm rối loạn huyết động do giảm co thắt thất trái, dãn mạch và giảm đáp ứng với catecholamine.

Acid lactic gây ra giảm lượng Bicarbonate trong máu, khi toan chuyển hóa nặng làm rối loạn huyết động do giảm co thắt thất trái, dãn mạch và giảm đáp ứng với catecholamine.

Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẽ sử dụng Bicarbonate trong toan máu do acid lactic

Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ cách dùng Bicarbonate trong toan máu do acid lactic

Hãy cùng các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về cách sử dụng Bicarbonate trong toan máu do acid lactic qua bài viết dưới đây.

Điều trị nói chung?

  • Điều trị Bicarbonate khi pH< 7,1
  • Mục tiêu điều trị chính là điều trị bệnh gốc gây tăng acid lactic.
  • Mục tiêu dùng Bicarbonate là duy trì pH> 7,1 cho đến khi đạt mục tiêu chính.
  • Nguy cơ: truyền nhanh Bicarbonate sẽ gây tăng CO2, gây tăng sản xuất lactate, giảm Ca ion hóa, tăng V khoang ngoại bào và tăng nồng độ natri máu.
  • Liều: truyền tĩnh mạch bolus 1-2 meq/kg natri Bicarbonate, lặp lại sau 30-60 phút nếu pH vẫn <7,1.

Đối tượng nên nhận điều trị Bicarbonate?

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn đối tượng nên nhận điều trị Bicarbonate gồm:

  • pH< 7,1 và HCO3- < 6
  • pH< 7,1 và HCO3- > 6 nhưng pCO2 >20mmHg -> thông khí không phù hợp -> thông khí cơ học kèm theo vì khi truyền Bicarbonate sẽ làm nặng tình trạng toan hô hấp.
  • Về mặt sinh lý, toan chuyển hóa gây ra các hậu quả huyết động xấu. Tuy nhiên, truyền Bicarbonate không cho thấy hiệu quả trên bệnh nhân có pH máu >7,1 qua các nghiên cứu RCT.
  • Khi pH< 7,1 tăng nguy cơ giảm co thắt thất trái, dãn động mạch, co tĩnh mạch, loạn nhịp và giảm đáp ứng với catecholamine.
  • Truyền natri Bicarbonate làm tăng thể tích dịch ngoại bào, hiện tượng này có hại hoặc có lợi phụ thuộc vào tình trạng dịch trước đó của bệnh nhân.

Mục tiêu điều trị?

  • Giải quyết nguyên nhân gây toan chuyển hóa.
  • Giảm oxy mô gây tăng sản xuất acid lactic đi kèm giảm chuyển hóa acid lactic ở gan, tim và thận.
  • Chính sự kết hợp giữa sản xuất quá mức và giảm sử dụng khiến việc điều chỉnh bằng Bicarbonate dễ dàng mất kiểm soát.
  • Nên nhớ việc điều chỉnh bằng Bicarbonate có thể làm tăng sản xuất acid lactic.
  • Do đó, nếu nguyên nhân gây rối loạn sản xuất acid lactic không được giải quyết thì mọi lợi ích từ truyền Bicarbonate chỉ là tạm thời.

Nguy cơ của truyền Bicarbonate?

Các nguy cơ khi truyền Bicarbonate có thể kể đến như:

Tăng CO2 máu

  • Bicarbonate kết hợp với hydrogen tạo thành acid carbonic sau đó bị thủy phân thành CO2 và H2O được loại bỏ ra khỏi giường mao mạch và cơ thể bởi tuần hoàn và hô hấp. Nếu CO2 không được thải ra đủ nhanh thì sẽ ngăn chặn quá trình thủy phân acid carbonic khiến pH không thể tăng -> tưới máu và thông khí phù hopwj là điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng Bicarbonate hiệu quả.
  • CO2 tăng khu trú tại nơi truyền Bicarbonate lúc ban đầu có thể qua màng tế bào làm toan chuyển hóa nội bào dù sau đó pH máu động mạch đã tăng. Sự không tương xứng này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với những bệnh nhân suy tuần hoàn.

pH dịch não tủy giảm

Tăng pCO2 khu trú ở não và dịch não tủy, tăng pH máu làm giảm thông khí gây tăng pCO2 máu khiến tăng pCO2 dịch não tủy đồng thời Bicarbonate vào dịch não tủy chậm -> các tổn thương thần kinh.

Tăng tạo acid lactic

Toan chuyển hóa như một “cái thắng” kìm hãm sự sản xuất acid lactic thông qua ức chế khả năng ly giải đường, được điều hòa bởi giảm hoạt động của enzyme phosphofructokinase.

Tác động lên nồng độ canxi và natri

Tăng pH làm giảm nồng độ canxi có thể gây tác động xấu đến chức năng tim. Natri Bicarbonate là dung dịch ưu trương, 50 meq natri carbonate làm tăng khoảng 1 meq natri và tăng thể tích dịch ngoại bào lên 250ml đối với người 70kg.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn

Các thuốc thay thế cho Bicarbonate?

Theo các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn các thuốc thay thế cho Bicarbonate có thể kể đến như:

Tromethamine (THAM, TRIS, Trometamol)

  • Amino alcolhol có tác dụng đệm proton bằng các gốc NH2
  • Độ thanh thải muối của THAM tại thận cao hơn 1 chút so với creatinine.
  • Khi muối THAM được tiết vào nước tiểu cùng với clo thì nó thanh thải acid đơn thuần nhưng nếu tiết cùng Bicarbonate thì gọi là không đơn thuần.
  • THAM có thể đệm proton mà không tạo CO2 nhưng không có hiệu quả ở bệnh nhân vô niệu.
  • Tác dụng phụ: tăng kali máu, hạ đường huyết và ức chế hô hấp.
  • THAM có thể dùng điều trị toan máu nặng trong nhiễm khuẩn huyết, tăng CO2 ngưỡng cho phép, nhiễm toan ceton, toan hóa ống thận, viêm dạ dày ruột và ngộ độc thuốc. Tuy nhiên, chưa được đánh giá trong toan acid lactic.

Carbicarb

  • Hỗn hợp đồng phân natri Bicarbonate và natri carbonate.
  • Natri carbonate sẽ phản ứng với acid carbonic để tạo bi carbonate.
  • Do đó, thành phần carbonate tiêu thụ acid carbonic trong khi thành phần HCO3 mới tạo ra sẽ tạo CO2 khi proton được đệm, tổng lượng CO2 tạo ra chỉ bằng 2/3 so với 1 đồng phân HCO3 đơn độc.
  • Natri carbonate rất dễ hòa tan khi dùng đường truyền nên cần tồn tại dạng hỗn dịch với natri Bicarbonate.
  • Nguy cơ quá tải dịch tương tự dung dịch Bicarbonate.

Dichloroacetate

  • Giúp tăng hoạt tính enzyme pyruvate dehydrogenase, tăng oxy hóa pyruvate trong ty thể, qua đó tăng chuyển hóa lactate.
  • Các nghiên cứu ứng dụng trên người trong toan acid lactic chưa cho thấy lợi ích sống cò hay cải thiện huyết động mặc dù giảm mức acid lactic và tăng pH đáng kể.
  • Thuốc đang được  nghiên cứu đối với bệnh nhân thiếu hụt ty thể bẩm sinh kèm tăng acid lactic mạn tính cũng như là một thuốc kháng u.

Hi vọng bài viết từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về sử dụng Bicarbonate trong toan máu do acid lactic mang lại nhiều lợi ích cho bạn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop