Omeprazole là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton, có tác dụng ức chế sự tiết acid của dạ dày. Thuốc có tác dụng ức chế nhưng không diệt trừ được HP, nên phải phối hợp với kháng sinh để diệt được vi khuẩn này
Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn dùng thuốc Omeprazole
Là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton, có tác dụng ức chế sự tiết acid của dạ dày nên thuốc Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp:
- Khó tiêu do tăng tiết acid
- Bệnh loét dạ dày – tá tràng
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
- Hội chứng Zollinger – ellison
- Dự phòng loét do stress, loét do thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Các đối tượng nên và không nên khi dùng thuốc Omeprazole
Các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn phân loại đối tượng nên và không nên sử dụng thuốc, cụ thể như sau:
Đối tượng đặc biệt:
- Trẻ em: không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, trừ khi do Bác sĩ chỉ định
- Phụ nữ có thai: chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, do Bác sĩ chỉ định
- Người cao tuổi: có thể dùng
- Phụ nữ cho con bú: không khuyến cáo, nên ngừng cho con bú khi dùng thuốc
Chống chỉ định:
- Dị ứng với Omeprazole
- Dị ứng các thuốc ức chế bơm proton khác
Thận trọng: Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi dùng nếu
- Bệnh gan
- Loãng xương
- Khó nuốt, đau khi nuốt. Thường xuyên đau ngực, ợ nóng, thở khò khè
- Giảm cân bất thường
- Phân đen hoặc có máu, chất nôn có máu hoặc màu cà phê
- Ợ nóng kéo dài trên 3 tháng. Ợ nóng kèm chóng mặt, đổ mồ hôi, choáng
- Hạ magie máu
Các tác dụng phụ và triệu chứng bất thường khi dùng thuốc
Tác dụng phụ: Tương đối ít gặp, thường lành tính và có hồi phục
- Ban da, ngứa
- Loạn vị giác
- Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, đầy bụng
- Đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt
- Ho, đau họng, viêm mũi
Đi khám Bác sĩ khi gặp các triệu chứng
- Co giật
- Đau bụng dữ dội, tiêu chảy nhiều nước hoặc có máu
- Đau cổ tay, đùi, hông, lưng bất thường
- Tểu ít hoặc không đi tiểu, tiểu máu, sưng, tăng cân nhanh
- Chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc không đều, run rẩy, co giật cơ, bồn chồn, chuột rút cơ, co thắt cơ bàn tay và bàn chân, ho hoặc tắc nghẽn cổ họng
- Đau khớp, phát ban trên má hoặc cánh tay trở nặng hơn nếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ trình độ chuyên nghiệp
Dược sĩ tư vấn liều dùng và các lời khuyên khi dùng thuốc Omeprazole
Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn đã phân chia sẻ liều dùng Omeprazole cho từng đối tượng, cụ thể như sau:
Liều dùng người lớn:
- Khó tiêu do acid: uống 10-20 mg, ngày 1 lần, 2-4 tuần
- Trào ngược dạ dày thực quản: uống 20 mg, ngày 1 lần, 4 tuần. Nếu chưa lành có thể dùng thêm 4-8 tuần
- Loét dại dày lành tính: uống 20-40 mg, ngày 1 lần, 4-8 tuần
- Loét tá tràng: uống 20 mg, ngày 1 lần, 4 tuần
- Phối hợp trong phác đồ diệt HP: 20 mg/lần, ngày 2 lần hoặc 40 mg, ngày 1 lần. Tùy theo phác đồ điều trị, do Bác sĩ chỉ định
- Điều trị và dự phòng loét do thuốc NSAIDs: uống 20 mg, ngày 1 lần. Điều trị: 4-8 tuần, dự phòng: theo thời gian dùng NSAIDs
Liều dùng trẻ em:
- Trào ngược dạ dày – thực quản, trẻ >1 tuổi:
- + 5-10 kg: uống 5mg, ngày 1 lần, 4-12 tuần. Uống trước ăn sáng 30-60 phút
- + 10-20 kg: uống 10mg, ngày 1 lần, có thể tăng lên 20mg nếu cần, 4-12 tuần. Uống trước ăn sáng 30-60 phút
- + Trên 20 kg: uống 20mg, ngày 1 lần, có thể tăng lên 40mg nếu cần, 4-12 tuần. Uống trước ăn sáng 30-60 phút
- Phối hợp trong phác đồ điều trị HP:
- + 1-11 tuổi: uống 1-2 mg/kg, ngày 1 lần, tối đa 40 mg. Tùy theo phác đồ điều trị, uống trước ăn sáng 30-60 phút
- + 12-18 tuổi: uống 40mg, ngày 1 lần. Tùy theo phác đồ điều trị, uống trước ăn sáng 30-60 phút
Lời khuyên của Dược sĩ:
- Uống 1 lần/ngày: uống trước ăn sáng 30-60 phút. Uống 2 lần/ngày: uống trước ăn sáng và tối: 30-60 phút
- Trong điều trị loét do HP, uống thuốc 2 lần/ngày cho hiệu quả cao hơn liều 1 lần/ngày
- Nuốt nguyên viên, không nhai, không bẻ viên
- Bệnh nhân khó nuốt, trẻ em <6 tuổi có thể tháo nang và trộn bột thuốc với 1 loại thức ăn hơi acid như mứt táo, sữa chua, cam rồi nuốt ngay mà không nhai, không để thuốc lại cho những lần sau
- Đi khám Bác sĩ ngay khi gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng đã liệt kê ở trên
Trên đây là cách dùng thuốc Omeprazole từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, mong rằng qua bài viết các bạn biết được cách sử dụng thuốc an toàn và hợp lí nhất.