Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc Hydrocortisone

Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc HydrocortisoneHuydrocortisone là một corticoid được tiết ra từ tuyến vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, và liều cao có tác dụng ức chế miễn dịch.

Huydrocortisone là một corticoid được tiết ra từ tuyến vỏ thượng thận, thuộc nhóm glucocorticoid. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, và liều cao có tác dụng ức chế miễn dịch.

Thuốc được dùng trong trường hợp ngứa hậu môn, sinh dục

Thuốc được dùng trong trường hợp ngứa hậu môn, sinh dục

Thuốc được dùng trong các trường hợp sau

  • Bôi tại chỗ: eczema cấp và mạn. Ngứa hậu môn, sinh dục
  • Uống, tiêm: suy vỏ thượng thận cấp và mạn. Dị ứng, hen, sốc

Đối tượng đặc biệt

  • Trẻ em: dùng thận trọng, không dùng thuốc bôi cho trẻ dưới 2 tuổi trừ khi Bác sĩ chỉ định.
  • Phụ nữ có thai: chỉ dùng khi thật sự cần thiết, tránh dùng liều cao kéo dài, dùng thuốc bôi trên diện rộng, lượng lớn hoặc kéo dài.
  • Phụ nữ cho con bú: nếu dùng thuốc nên ngừng cho con bú
  • Người cao tuổi: dùng thận trọng

Chống chỉ định

  • Dị ứng với Hydrocortisone
  • Dị ứng với các corticoid khác
  • Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm virus, nhiễm nấm, lao da.
  • Người bệnh đang dùng vacxin sống

Thận trọng

  • Loét tiêu hóa, mới nối ruột
  • Bệnh tim mạch, bệnh tuyến giáp
  • Suy gan, suy thận
  • Đái tháo đường, lao
  • Đục thủy tinh thể
  • Loãng xương hoặc nguy cơ loãng xương
  • Nhược cơ, động kinh

Tác dụng phụ

  • Bôi ngoài da: kích ứng, đỏ da. Khô da tại vùng bôi thuốc. Nóng nhẹ, ngứa hoặc cảm giác như kim châm
  • Uống, tiêm: phù, tăng huyết áp. Mất ngủ, thay đổi tâm trạng. Loãng xương, tang nhãn áp. Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi. Đổ mồ hôi, vết thương chậm lành.

Các giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên người bệnh nên đi khám Bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Bôi ngoài da:

+ Tăng cân (nhất là ở phần mặt, lưng trên và thân mình)

+ Vết thương không lành, mỏng da, rậm lông

+ Kinh nguyệt bất thường, rối loạn chức năng sinh dục

+ Yếu cơ, mệt mỏi, trầm cảm, lo âu, bực tức

  • Uống, tiêm:

+ Rối loạn thị giác

+ Sưng phù, tăng cân, khó thở

+ Trầm cảm nặng, suy nghĩ và hành vi bất thường, co giật

+ Phân có máu, ho ra máu

+ Đau dữ dội bụng trên lan về lưng, buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh

+ Lú lẫn, tim đạp bất thường, khát nhiều, chân khó chụi, yếu cơ

+ Đau đầu dữ dội, nhìn mờ, tiếng vo vo trong tai, lo âu, lú lẫn, đau ngực, khó thở, tim đập bbats thường, co giật.

Đào tạo Dược sĩ Sài Gòn chuẩn Bộ Y tế

Đào tạo Dược sĩ Sài Gòn chuẩn Bộ Y tế

Chuyên gia Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc Hydrocortisone

Liều dùng người lớn

  • Đường uống:

+ Suy thượng thận tiên phát mạn và suy thượng thận thứ phát: 20 mg/ sáng, 10 mg/ tối

+ Tăng sản thượng thận bẩm sinh: 0,6 mg/kg/ngày, chia thành 2-3 liều, cùng với Fluorocortisone Acetate 0,05-0,2 mg/ ngày

  • Đường tiêm:

+ Dùng trong tình huống cấp cứu

+ Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp

  • Bôi ngoài da:

+ Viêm da nhẹ, chàm: bôi 1 lớp mỏng 1-2 lần/ ngày

+ Hăm tã ở trẻ em: bôi 1 lớp mỏng 1-2 lần/ ngày trong không quá 1 tuần, ngưng dùng ngay khi giảm viêm

Nguyên tắc:

  • Đường dùng và liều lượng tùy thuộc vào bệnh đang điều trị và đáp ứng của người bệnh
  • Liều lượng cho trẻ phải dựa trên mức độ mặng nhẹ của bệnh và đáp ứng hơn là chỉ dựa vào tuổi, thể trọng và diện tích cơ thể
  • Đường tiêm chỉ nên dùng khi người bệnh không thể uống được hoặc các trường hợp cấp cứu
  • Sau khi đã đạt được đáp ứng tốt, nên giảm liều đến liều thấp nhất để duy trì đáp ứng
  • Khi dùng thuốc theo đường uống trong thời gian dài, nên cân nhắc chế độ liều cách nhật
  • Nếu dùng thuốc trong thời gian dài, khi ngưng thuốc phải ngừng dần dần

Lời khuyên của Dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn:

  • Khi dùng Hydrocortisone nên tránh tiếp xúc với những nguồn nhiễm khuẩn, người bệnh thủy đậu, sởi...
  • Khi dùng ngoài da cẩn trọng khi bôi thuốc trên diện rộng. Không băng kín vùng bôi thuốc
  • Nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
  • Thuốc cần được giảm liều từ từ, trong vài tuần thậm chí vài tháng tùy thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị. Tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ, không dừng thuốc đột ngột
  • Nếu sử dụng kéo dài:

+ Nên định kì kiểm tra, đánh giá sức khỏe

+ Hạn chế dùng natri, tăng bổ sung kali

+ Tăng khẩu phần ăn giàu protein

+ Bổ sung calci và vitamin D

  • Không dùng vacxin sống cho bệnh nhân dùng liều cao đường toàn thân trong thời gian dùng thuốc và ít nhất 3 tháng sau khi ngừng thuốc. Có thể dùng vacxin chết hoặc giải độc tố tuy nhiên đáp ứng có thể giảm
  • Tránh uống rượu, hạn chế cafein

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop