Hiện nay, xã hội ngày càng tiến bộ, số bệnh nhân tự tử do trầm cảm ngày càng gia tăng. Vậy có phương pháp nào hạn chế và điều trị bệnh này không? Chúng ta hãy tìm hiểu cùng các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.
Bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại
Những phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay
Hiện nay trầm cảm có thể được điều trị bằng các phương pháp sau: dùng thuốc, nói chuyện với bác sĩ tâm lý hoặc dùng phương pháp sốc điện
Dùng thuốc: các thuốc dùng trị bệnh trầm cảm được gọi là thuốc chống trầm cảm. Đây là nhóm thuốc kê đơn, các bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc, chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Hiện nay các bác sĩ thường kê một số thuốc sau: escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Các Dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, khi dùng nhóm thuốc này, mọi người cần lưu ý một số tác dụng phụ như:
+ Đau đầu, buồn nôn
+ Khó ngủ, căng thẳng
+ Kích động hoặc bồn chồn
+ Có thể gây ra các vấn đề về tình dục
Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có thể làm cho bệnh nhân ( đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên, bệnh nhân đang bị kích động) tăng ý nghĩ tự tử hoặc cố tình tự tử trước khi thuốc phát huy tác dụng thực sự. Không những vậy, nhóm thuốc này còn làm tăng giấc ngủ hoặc tăng cảm giác thèm ăn ở bệnh nhân.
Tâm lý trị liệu
Các bác sĩ tâm lý sẽ hướng dẫn cho bạn cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng làm bạn bị trầm cảm. Ngoài ra, liệu pháp tâm lý còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh của bạn giảm trầm trọng.
Liệu pháp sốc điện
Khi bệnh nhân bị trầm cảm nghiêm trọng, không đáp ứng với các liệu pháp tâm lý hoặc dùng thuốc thì sốc điện là lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ (thường chỉ trong ngắn hạn).
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân viên Y Dược chất lượng
Trầm cảm được chuẩn đoán như thế nào?
Các bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh trầm cảm từ các triệu chứng lâm sàng hoặc tiền sử bệnh trước đây mà bệnh nhân gặp phải. Ngoài ra, một số xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, đánh giá tâm lý có thể loại trừ các bệnh khác, xác định bệnh trầm cảm.
Những thói quen giúp bệnh nhân trầm cảm hạn chế diễn tiến bệnh nặng thêm
Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên bệnh nhân trầm cảm cần rèn luyện những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây nhằm hạn chế tối đa bệnh tiến triển năng hơn: đừng tự cô lập mình, hãy hòa nhập cộng đồng; đơn giản hóa cuộc sống, không nên suy nghĩ quá nhiều, đặt nặng vấn đề; rèn luyện thể dục thường xuyên; ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; học các thư giãn đầu óc như nghe nhạc, xem phim và kiểm soát căng thẳng. Ngoài ra, khi bạn đang cảm thấy chán nản thì không nên đưa ra các quyết định quan trọng. Nếu tình trạng trầm cảm ngày càng nặng, bạn nên đến thăm khám bác sĩ. Người nhà cần lưu ý gọi cho bác sĩ ngay khi bệnh nhân gặp các tác dụng phụ của thốc để bác sĩ biết mà đổi thuốc, hoặc khi bệnh nhân có ý định tự tử hoặc ý định giết hại người khác, hoặc nếu bạn có các rối loạn thần kinh như nghe thấy giọng nói ai đó, hoặc thấy những thứ không có ở đó hoặc cảm thấy hoang tưởng.
Nhìn chung, hiện nay có nhiều phương pháp trị bệnh trầm cảm. Mặc dù vậy, cách tốt nhất vẫn là điều chỉnh thói quen sinh hoạt cá nhân. Có như vậy, bệnh nhân mới khống chế được cảm xúc của mình và tránh nghĩ vẩn.