Theo chuyên gia Trường Dược Sài Gòn, nhiệt miệng là bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng do nóng trong hoặc ăn nhiều đồ cay nóng, bệnh gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của người bệnh
Chuyên gia Trường Dược Sài Gòn hướng dãn cách trị nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt miệng là một chứng bệnh phổ biến mà có lẽ bất kì ai cũng đã từng mắc phải, bài viết này hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm biện pháp để điều trị chứng bệnh “khó chịu” này nhé!
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng có đáy màu vàng nhạt, được bao quanh bởi một đường màu đỏ tươi. Ngoài ra nhiệt miệng biểu hiện ra bên ngoài bằng cảm giác đau một vùng niêm mạc miệng như lợi, lưỡi… cảm giác đau một vùng niêm mạc miệng như lợi, lưỡi…
Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, nhưng lại gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, bởi khi mắc bệnh này người bệnh thấy đau và khó chịu trong miệng, dẫn đến ăn uống khó khăn.
Điều trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả bẳng nguyên liệu tự nhiên
Những nốt nhiệt miệng này khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu. Dưới dây là một số mẹo nhỏ từ chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất từ nguyên liệu thiên nhiên mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng. cụ thể:
Sử dụng nước ép cam, chan, cà chua giúp trị nhiệt miệng
Trong trái cam và chanh, chanh có lượng vitamin C tự nhiên khá dồi dào. Vitamin C có tác dụng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đồng thời giúp ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus… gây nên bệnh nhiệt miệng. Bởi thế việc sử dụng nước ép cam, chanh, và cà chua không chỉ ngăn nhiệt miệng mà còn giúp giải độc cho cơ thể.
Ngoài ra riêng với trái Cà chua, bạn có thể sử dụng nước ép hoặc nhai cà chua trong miệng, thực hiện cách này từ 3-4 lần mỗi ngày để nhiệt miệng nhanh khỏi nhất.
Sử dụng lá rau ngót (hoặc cỏ nhọ nhồi) điều trị nhiệt miệng
Lá và rễ của cây rau ngót đều có tác dụng thanh mát, giải độc giúp đẩy lùi nhiệt miệng nhanh chóng. Để điều trị nhiệt miệng bạn có thể sử dụng rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét, ngày nên bôi 2 - 3 lần sẽ phát huy tác dụng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng cỏ nhọ nhồi để trị bệnh, tác dụng của lá nhọ nhồi cũng tương tự với lá rau ngót.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược
Sử dụng cỏ mực điều trị nhiệt miệng
Với cỏ mức, rửa sạch, chỉ lấy lá rồi giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét, ngày nên bôi thường xuyên 2 - 3 lần. Cỏ mực tính mát nên thanh nhiệt khá hiệu quả. Cỏ mực thường có sông dụng trị viêm nhiệt, sưng lở loét, khi kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển.
Ngậm mật ong trị nhiệt miệng
Mật ong là một trong những nguyên liệu có tác dụng sát khuẩn tốt bởi khả năng ức chế cũng như tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn hay nấm. Chính thế, việc sử dụng mật ong được xem là một trong những cách điều trị nhiệt miệng nhanh nhất và an toàn nhất.
Súc miệng bằng nước muối
Khả năng sát khuẩn cao của nước muối sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nhiệt miệng đồng thời giúp vết thương lành lại do đó một trong những sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nhiệt miệng đồng thời giúp vết thương lành lại. Bạn có thể ngậm nước muối trong vài phút, hay dùng để súc miệng hằng này.
Trên đây là một số mẹo của chuyên gia Trường Dược Sài Gòn bằng biện pháp tự nhiên giúp bạn có thể điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất. Hy vọng với những thông tin trên bạn có được biện pháp xử trí khi mắc chứng bệnh nhiệt miệng hiệu quả nhất.