Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu biện pháp điều trị bệnh nha chu

Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu biện pháp điều trị bệnh nha chuViêm nha chu có thể hiểu là sự tổn thương của những mô mềm xung quanh răng, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng răng miệng cũng như tình trạng sức khỏe

Viêm nha chu có thể hiểu là sự tổn thương của những mô mềm xung quanh răng, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng răng miệng cũng như tình trạng sức khỏe

Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu biện pháp điều trị bệnh nha chu

Viêm nha chu có thể hiểu là sự tổn thương của những mô mềm xung quanh răng

Cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh nha chu nhằm giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả!

BỆNH VIÊM NHA CHU LÀ GÌ?

Nha chu có thể hiểu là toàn bộ tổ chức tế bào xung quanh răng bao gồm nướu lợi, dây chằng quanh răng và ổ xương chân răng, có nhiệm vụ chống đỡ và giúp cho răng được chắc khỏe.

Viêm nha chu là bệnh lý liên quan đến các mô quanh răng. Có thể hiểu đơn giản đó là tình trạng nướu bị vi khuẩn tấn công, nướu bị tách dần ra khỏi chân răng từ đó tạo điề u kiện cho vi khuẩn lan sâu xuống các cấu trúc bên dưới của mô nha chu.

NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI BỆNH VIÊM NHA CHU

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh cho biết nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm nha chu có thể do:

  • Mảng bám trên răng khi ăn tinh bột và đường tương tác với vi khuẩn trong khoang miệng. Đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày sẽ loại bỏ mảng bám, nhưng các mảng bám này sẽ lại hình thành nhanh chóng.
  • Mảng bám có thể cứng lại dưới đường viền nướu và lâu ngày sẽ trở thành cao răng. Cao răng sẽ khó để loại bỏ hơn là mảng bám và nó cũng chứa đầy vi khuẩn. Mảng bám và cao răng càng nhiều trên răng thì càng gây ra nhiều thiệt hại. Chúng ta không thể loại bỏ cao răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa mà phải cần đến nha sĩ để loại bỏ nó.
  • Mảng bám có thể gây viêm nướu, dạng bệnh nha chu nhẹ nhất. Viêm nướu là tình trạng nướu bị kích thích và viêm một phần nướu xung quanh chân răng. Viêm nướu có thể được chữa trị hoàn toàn khi được điều trị đúng cách và chăm sóc răng miệng tốt tại nhà.

Ngoài ra, viêm nướu trường diễn có thể gây viêm nha chu, cuối cùng làm cho túi nha chu phát triển giữa nướu và răng của bạn chứa đầy mảng bám, cao răng và vi khuẩn. Theo thời gian, các túi này trở nên sâu hơn, chứa nhiều vi khuẩn hơn. Nếu không được điều trị, những nhiễm trùng sâu này gây mất mô nướu và xương, và cuối cùng người bệnh có thể mất một hoặc nhiều răng. Ngoài ra, viêm mãn tính liên tục có thể gây căng thẳng, suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM NHA CHU

Bệnh viêm nha chu thường phát triển theo 2 giai đoạn chính, giai đoạn 1 là viêm lợi thông thường và giai đoạn 2: viêm nha chu. Tùy vào từng giai đoạn mà có hướng điều trị khác nhau, thông thường khi bị bệnh viêm nha chu sẽ có các biểu hiện như sau

  • Lợi chuyển màu sắc từ hồng sang đỏ sậm
  • Vôi đóng nhiều ở quanh chân răng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Dễ chảy máu chân răng
  • Lợi sưng, đau

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM NHA CHU

Các bài thuốc dân gian đều chỉ có tác dụng đối với trường hợp viêm nha chu ở mức độ nhẹ, tức là bệnh đang ở giai đoạn viêm lợi, chưa có dấu hiệu tổn thương đến mô răng và đòi hỏi cần kiên trì thực hiện. Nếu muốn điều trị dứt điểm căn bệnh này thì cần có sự tác động trực tiếp từ những biện pháp nha khoa. Cụ thể:

Giai đoạn đầu tiên – Viêm lợi

Sau bước thăm khám ban đầu, nếu bệnh nha chu chỉ ở mức độ nhẹ bác sĩ điều trị bằng thuốc chữa viêm nha chu tại chỗ như: gel giảm đau, gel chống viêm hoặc viên ngậm chống nhiễm khuẩn… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê đơn các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc corticoid và các loại thực phẩm chức năng như vitamin C, E để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Giai đoạn 2 – Viêm nha chu

Giảng viên đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng khuyến cáo việc dùng thuốc lúc này chỉ có tác dụng giảm đau mà không giúp điều trị nha chu triệt để, khi đó bác sĩ sẽ buộc phải lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp. Các phương pháp phải kể đến đó là: Lấy cao răng, làm sạch khoang miệng..

Sau đó, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà hướng điều trị bệnh nha chu lúc này sẽ là: chỉnh sửa, thay thế những cấu trúc nha chu bị phá hủy, cố định lại răng lung lay, phẫu thuật cấy ghép mô, nướu răng.

Giai đoạn cuối

Sau cùng là kiểm tra lại tình hình răng miệng và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh sau khi chữa bệnh nha chu.

Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu biện pháp điều trị bệnh nha chu

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BỆNH KHÔNG TÁI PHÁT

Sau khi chữa viêm nha chu, để ngăn ngừa căn bệnh này tái phát trở lại bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng một cách cẩn trọng, cụ thể

  • Thực hiện chải răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm.
  • Chải răng đúng cách bằng cách chải dọc thân răng, không nên chải ngang bề mặt răng vì kỹ thuật này không những không làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng mà còn gây gại tới lợi và răng.
  • Hạn chế dùng tăm xỉa răng, tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa
  • Không hút thuốc lá
  • Ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và canxi
  • Bổ xung collagen để đề kháng các bệnh răng miệng như viêm nha chu
  • Thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng và có hướng điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh viêm nha chu từ các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop