Cùng Bs Trường Dược Sài Gòn phân biệt bệnh cường giáp và bướu cổ

Cùng Bs Trường Dược Sài Gòn phân biệt bệnh cường giáp và bướu cổNhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa bệnh bướu cổ và bệnh cường giáp. Trên thực tế, đây là hai căn bệnh riêng biệt, tuy nhiên chúng có mối quan hệ khá mật thiết với nhau

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa bệnh bướu cổ và bệnh cường giáp. Trên thực tế, đây là hai căn bệnh riêng biệt, tuy nhiên chúng có mối quan hệ khá mật thiết với nhau

Cùng Bs Trường Dược Sài Gòn phân biệt bệnh cường giáp và bướu cổ

Bs Trường Dược Sài Gòn phân biệt bệnh cường giáp và bướu cổ

Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ về hai căn bệnh bướu cổ và cường giáp!

THÔNG TIN VỀ BỆNH BƯỚU CỔ

Bệnh bướu cổ là gì?

Bệnh bướu cổ nói nôm na là tuyến giáp bị phình to ra. Dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất của bướu cổ là có khối u cục ở cổ (thường lành tính). Nếu bướu đủ lớn, bạn có thể thấy ngay cả khi nhìn bên. Khi chạm vào bạn sẽ cảm thấy một khối cứng chắc, ngoài ra bạn còn có thể bị khó nuốt. Tuy nhiên cũng có trường hợp bướu không lớn và không gây ra triệu chứng nào.

Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ

Trên khắp thế giới, nguyên nhân phổ biến nhất của bướu cổ là do thiếu iốt, tuy nhiên ở nhiều quốc gia, đó là nguyên nhân khá hiếm hoi vì trong nước uống và một số loại thực phẩm đều có chứa iốt, chẳng hạn như muối ăn. Mặt khác, các bệnh lý tự miễn như bệnh cường giáp Graves hay bệnh nhược giáp Hashimoto là nguyên nhân thường gặp thứ hai. Ngoài ra, các u tuyến giáp cũng có thể gây bướu cổ. Tóm lại, bướu cổ có thể là do bệnh lý cường giáp, nhược giáp hay là bình giáp, chứ không chỉ đơn giản là tuyến giáp phình to.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh bướu cổ

Bác sĩ có thể phát hiện ra một bướu giáp (nếu nó đủ lớn) trong lúc khám sức khoẻ, chỉ bằng cách nhìn vào cổ của bạn. Nhưng để xác nhận chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu, chụp iốt phóng xạ, hoặc siêu âm tuyến giáp.

Bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, phương pháp điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của bướu cổ là gì. Chẳng hạn, nếu nguyên nhân bướu cổ là do bệnh viêm nhược giáp Hashimoto, bạn sẽ phải dùng thuốc thay thế hormone giáp hàng ngày. Điều này chỉ giúp ngăn không cho bướu cổ trở nên to hơn, nhưng sẽ không giúp nhỏ về bình thường.

Còn đối với bệnh cường giáp Graves, bạn có thể cần dùng thuốc hoặc iốt phóng xạ - một phương pháp điều trị giúp làm giảm kích thước của bướu cổ. Nếu các phương pháp điều trị này không đủ, bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu bạn cần phẫu thuật.

THÔNG TIN VỀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là một tình trạng, trong đó tuyến giáp hoạt động quá mức và sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Hormone giáp giúp kiểm soát không chỉ sự trao đổi chất, sinh năng lượng của cơ thể, mà còn nhịp thở, nhịp tim, hệ thần kinh, cân nặng, nhiệt độ cũng như nhiều chức năng khác trong cơ thể.

Do đó, khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) thì quá trình chuyển hóa của cơ thể tăng lên. Điều này dẫn đến việc bạn có thể bị căng thẳng, lo lắng, nhịp tim nhanh, run tay, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân, và các vấn đề rối loạn giấc ngủ. Một điểm cần quan tâm là không phải cường giáp đi kèm với bướu cổ.

Tùy mức độ và nguyên nhân của bệnh cường giáp mà tuyến giáp có phình to hay không, điển hình ta chỉ thấy xuất hiện bướu cổ trong trường hợp bướu giáp đa nhân hóa độc hay là bệnh Graves mức độ 2, 3 trở lên.

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp

Nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp là bệnh tự miễn Graves. Trong bệnh này, cơ thể tạo ra một loại kháng thể được gọi là immunoglobulin kích thích tuyến giáp (TSI), khiến tuyến giáp tăng sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Đây là bệnh di truyền và thường thấy ở phụ nữ.

Mặt khác, cường giáp có thể do có khối u trong tuyến giáp hay do một tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra một số phụ nữ có thể bị cường giáp trong thời gian mang thai hoặc trong năm đầu tiên sau sinh. Còn một nguyên nhân nữa là do tiêu thụ quá nhiều iốt (từ thực phẩm hoặc chất bổ sung) hoặc dùng thuốc có chứa iod, đều có thể làm cho tuyến giáp tăng hoạt động.

Cùng Bs Trường Dược Sài Gòn phân biệt bệnh cường giáp và bướu cổ

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y Dược uy tín

Triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp

Các triệu chứng của tăng năng tuyến giáp bao gồm:

  • Mệt mỏi hoặc yếu cơ
  • Run tay
  • Tâm trạng thất thường
  • Lo lắng, hồi hộp
  • Tim đập loạn nhịp
  • Nhịp tim bất thường
  • Khô da
  • Khó ngủ
  • Giảm cân
  • Tăng tần suất đi tiêu/tiêu chảy

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cường giáp

Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và xét nghiệm máu để đo mức độ kích thích tuyến giáp và các hormone tuyến giáp T3 và T4. Bác sĩ cũng có thể quyết định đặt máy siêu âm hoặc quét hạt nhân tuyến giáp.

Cường giáp có thể điều trị bằng thuốc chống tuyến giáp can thiệp vào quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Một lựa chọn khác là điều trị bằng iốt phóng xạ để phá huỷ các tế bào giáp. Trong những trường hợp hiếm hoi mà phụ nữ không đáp ứng hoặc có phản ứng phụ từ các liệu pháp này thì có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ tuyến giáp (hoặc là một phần của tuyến). Việc lựa chọn điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra các triệu chứng, tuổi tác.

PHÂN BIỆT GIỮA BỆNH BƯỚU CỔ VÀ CƯỜNG GIÁP

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bướu cổ là một tình trạng bệnh lý có nhiều nguyên nhân, trong đó cường giáp là nguyên nhân phổ biến nhất. Bên cạnh đó, bướu cổ còn có thể là nhược giáp hay bình giáp. Và đặc biệt cường giáp thì có thể có hoặc không gây bướu cổ.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop