Bệnh viêm đường tiết niệu thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới, tuy nhiên nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới được coi là phức tạp và có nhiều nguy cơ lan đến thận và đường tiết niệu trên.
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở NAM GIỚI
Viêm đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng có liên quan đến các cơ quan sản xuất nước tiểu. Các cấu trúc của hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản (ống dài, mảnh, nối liền với bàng quang), bàng quang và niệu đạo.
Theo thống kê mỗi năm trên thế giới có khoảng 3% nam giới mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Điều này có nghĩa là hầu hết nam giới hiếm khi bị viêm đường tiết niệu, đặc biệt là khi họ còn trẻ. Mặt khác, khi nam giới bị nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thường có diễn biến phức tạp và đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật điều trị để tránh các biến chứng.
Nguyên nhân gây bệnh
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nhiễm trùng đường tiết niệu được gây ra bởi vi khuẩn và thường phổ biến ở nam giới cao tuổi (sau 50 tuổi). Hầu hết các trường hợp, bệnh do vi khuẩn Escherichia Coli gây ra. Các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới trẻ tuổi thường có liên quan đến các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Một lý do khác có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu nam là nam giới lớn tuổi thường dễ bị phì đại tuyến tiền liệt. Điều này làm tuyến tiền liệt mở rộng, có thể làm nghẹn cổ bàng quang, khiến nước tiểu khó đi ra bên ngoài hơn. Nước tiểu tồn đọng bên trong bàng quang tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các triệu chứng viêm đường tiểu ở nam giới.
Một số đối tượng có nguy cơ viêm đường tiết niệu cao bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Sỏi thận
- Phì đại tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt mở rộng
- Hẹp niệu đạo
- Mất khả năng kiểm soát nước tiểu hoặc đi tiểu mất tự chủ
- Không được cắt bao quy đầu
- Từng được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu trước đây
- Uống ít nước
- Từng có quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn hoặc tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh
- Sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
- Sử dụng một dụng cụ y tế ở đường tiết niệu.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới đôi khi không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cả. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu xảy ra thường bao gồm:
- Đau khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
- Dòng nước tiểu chậm, yếu hoặc có hiện tượng rò rỉ nước tiểu
- Thường xuyên có tình trạng cần đi tiểu đột ngột và khẩn cấp
- Xuất hiện máu trong nước tiểu
- Nước tiểu có mùi hôi hoặc nồng
- Đau bụng dưới hoặc lưng dưới
- Nhiễm trùng đôi khi có thể lan đến thận và gây ra các triệu chứng như:
- Đau ở hai bên lưng, đặc biệt là khi thay đổi vị trí
- Sốt và thường xuyên cảm thấy ớn lạnh
- Buồn nôn và nôn
Trong một số trường hợp, nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể dẫn đến các triệu chứng nhiễm trùng tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt). Các dấu hiệu bao gồm:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Mệt mỏi
- Khó tiểu hoặc tiểu nhỏ giọt
- Đau ở vùng xương chậu hoặc ở khu vực trực tràng, bìu, đáy chậu
Nhiễm trùng lan rộng có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở NAM GIỚI
Nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới là một tình trạng phức tạp và cần điều trị y tế. Mục tiêu của việc điều trị là ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan đến thận hoặc đường tiết niệu trên. Việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân nhiễm trùng và nhằm cải thiện các triệu chứng bao gồm làm giảm các cơn đau, rát khi đi tiểu.
Thời gian điều trị thường kéo dài trong 3 ngày hoặc 6 tuần, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
Sử dụng thuốc
Viêm đường tiết niệu nam giới thường được điều trị bằng kháng sinh. Tùy vào nguyên nhân và loại kháng sinh mà thuốc thường được dùng liên tục trong 5 – 7 ngày hoặc nhiều hơn.
Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, các loại thuốc chỉ định theo toa thường bao gồm:
- Thuốc kháng sinh như Fluoroquinolones, Nitrofurantoin (Macrobid), Trimethoprim-Sulfamethoxazole (Bactrim), Aminoglycoside hoặc Fosfomycin.
- Thuốc hạ sốt trong các trường hợp sốt cao và mệt mỏi.
- Thuốc giảm hoặc loại bỏ cơn đau, bao gồm cả thuốc giảm đau tiết niệu như Phenazopyridine.
Một số trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới phức tạp có thể cần được phẫu thuật. Điều này có thể liên quan đến việc dẫn lưu nhiễm trùng hoặc loại bỏ các khu vực viêm ở các mô.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà. Một số biện pháp bao gồm:
Bổ sung đầy đủ chất lỏng bằng cách uống nhiều nước. Uống nhiều nước có thể kích thích người bệnh đi tiểu. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn từ hệ thống tiết niệu và hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Uống nước ép nam việt quất có thể làm sạch nhiễm trùng ở đường tiểu và bàng quang. Mặc dù vẫn chưa được chứng minh là có khả năng tăng khả năng phục hồi sau khi viêm đường tiểu. Tuy nhiên, trong nước ép nam việt quất có chứa các hoạt chất giúp loại bỏ vi khuẩn.