Cùng B.s Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Cùng B.s Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đôngDị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông là một trong những tình trạng khá phổ biến, nhất là vào thời điểm giao mùa, nguyên nhân có thể do độc tố ứ đọng trong cơ thể hoặc do yếu tố bệnh lý gây ra

Dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông là một trong những tình trạng khá phổ biến, nhất là vào thời điểm giao mùa, nguyên nhân có thể do độc tố ứ đọng trong cơ thể hoặc do yếu tố bệnh lý gây ra

Cùng B.s Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Hãy cùng các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về “Dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông” qua bài viết sau đây!

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊ ỨNG THỜI TIẾT LẠNH VÀO MÙA ĐÔNG

Theo chia sẻ từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có khoảng 7,8% người lớn bị dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông. Và còn số này không ngừng tăng lên mỗi năm. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này có thể là do độc tố ứ đọng trong cơ thể hoặc do yếu tố bệnh lý gây ra. Ngoài ra, một trong những tác nhân gây dị ứng thời tiết lạnh vào đông không thể bỏ qua là do cơ địa dị ứng với nhiệt độ thấp.

Thông thường, vào mùa đông nhiệt độ giảm xuống thấp và không khí trở nên hanh khô khiến làn da dễ bị khô ráp, nứt nẻ. Đặc biệt, đối với những người có làn da mẫn cảm, vấn đề khô da trở nên nghiêm trọng hơn. Đây chính là yếu tố thuận lợi giúp dị ứng thời tiết lạnh xuất hiện nhanh chóng hơn.

Theo các chuyên gia da liễu, hiện tượng dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông thường gây những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe. Và nếu biết cách xử lý kịp thời, bệnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do chủ quan, lơ là trong điều trị nên nhiều bệnh nhân phải gánh lấy hậu quả nghiêm trọng.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT LẠNH VÀO MÙA ĐÔNG

Trên thực tế, bị dị ứng thời tiết do thiên nhiên gây ra là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ riêng mùa đông lạnh lẽo mà ngay cả vào những ngày mưa gió, bệnh nhân vẫn có thể bị dị ứng thời tiết. Các triệu chứng thường gặp do dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông có thể là:

  • Phát ban: Trên da, đặc biệt là da mặt, chân hay tay xuất hiện các đám hoặc nốt sẩn đỏ, gây ngứa ngáy. Nguyên nhân là do cơ thể phản ứng với không khí lạnh xâm nhập sản sinh histamin.
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh nhân có cảm giác ngứa và khó chịu ở mũi. Hắt hơi thường xuyên kèm theo biểu hiện đau đầu.
  • Da bị tấy đỏ và sưng rộp

Ngoài các biểu hiện nêu trên, trong trường hợp dị ứng thời tiết nặng, bệnh nhân phải đối mặt với triệu chứng nguy hiểm là nổi mề đay cấp tính. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp khi bệnh chuyển nặng. Dị ứng thời tiết lạnh có thể gây phù nề họng gây ảnh hưởng đến đường hô hấp dẫn đến tình trạng khó thở, huyết áp tụt nhanh và đột ngột. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT LẠNH VÀO MÙA ĐÔNG

Một trong những cách ứng phó bệnh dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông hữu hiệu nhất là người bệnh nên tránh phơi nhiễm với nhiệt độ bằng cách:

  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là các bộ phận như chân, tay, ngực và cổ mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh nhân có thể sử dụng áo khoác dày và bao tay, tất chân để làm ấm cơ thể. Đồng thời, điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức hợp lý, tránh không khí lạnh ùa về.
  • Hạn chế đi ra ngoài vào những thời điểm nhiệt độ xuống quá thấp, kèm theo mưa. Nếu đi ra ngoài trời mưa, nên che chắn cơ thể cẩn thận để không bị nhiễm lạnh.
  • Tuyệt đối không tắm và ngâm mình, tay chân trong nước lanhj

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay do dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông gây ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadine và fexofenadine.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Bởi thuốc kháng histamin thường gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt,… Trong trường hợp nổi mề đay do lạnh vì gặp phải các vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe, người bệnh cần dùng thuốc điều trị các bệnh nền như viêm phổi, cảm cúm hoặc nhiễm vi rút.

Cùng B.s Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín

Ngoài ra, theo bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn bệnh nhân cũng có thể cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết lạnh bằng các biện pháp dân gian sau đây:

  • Dùng nước chanh với mật ong: Uống một cốc nước ấm pha với chanh và mật vào mỗi buổi sáng không chỉ giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể mà còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giúp cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết lạnh.
  • Sử dụng nước ép trái cây: Một số loại nước ép trái cây như cà rốt, dưa hấu, cà chua, nước cam,… rất tốt đối với sức khỏe của người bị dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông. Việc tiêu thụ nước ép trái cây thường xuyên giúp bổ sung chất xơ, chất khoáng và vitamin, nhất là vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng.
  • Uống nước lá trà xanh: Sử dụng lá trà xanh tươi hoặc khô nấu với nước sôi và uống 2 ly mỗi ngày. Với tính chất kháng viêm và giải độc, lá trà xanh giúp giảm ngứa và cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết lạnh.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về tình trạng dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop