Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu về kháng sinh nhóm Peptid

Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu về kháng sinh nhóm PeptidCác kháng sinh nhóm Peptid gồm nhiều hợp chất có tính kháng khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, những kháng sinh trong nhóm này đều sẽ có những đặc điểm chung về cấu tạo

Các kháng sinh nhóm Peptid gồm nhiều hợp chất có tính kháng khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, những kháng sinh trong nhóm này đều sẽ có những đặc điểm chung về cấu tạo

Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu về kháng sinh nhóm Peptid

Kháng sinh nhóm Peptid đều sẽ có những đặc điểm chung về cấu tạo

Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này để cùng các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về các kháng sinh nhóm Peptid!

KHÁNG SINH NHÓM PEPTID

Theo giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược HCM các kháng sinh thuộc nhóm Peptid có cấu trúc hóa học là các Peptid. Dùng trong lâm sàng hiện nay có các phân nhóm cụ thể như sau:

  • Glycopeptid (Vancomycin, Teicoplanin)
  • Polypetid (Polymyxin, Colistin)
  • Lipopeptid (Daptomycin)

Phân nhóm kháng sinh Glycopeptid

Hiện nay có hai kháng sinh Glycopeptid đang được sử dụng trên lâm sàng là Vancomycin và Teicoplanin. Đây là hai kháng sinh đều có nguồn gốc tự nhiên, có cấu trúc hóa học gần tương tự nhau.

  1. Phổ kháng khuẩn

Hai kháng sinh này có phổ tác dụng cũng tương tự nhau, chủ yếu trên các chủng vi khuẩn Gram-dương (S. Aureus, S. Epidermidis, Bacillus spp. , Corynebacterium spp…); phần lớn các chủng Actinomyces và Clostridium nhạy cảm với thuốc.

Thuốc không có tác dụng trên trực khuẩn Gram-âm và Mycobacteria. Trên lâm sàng, hai thuốc này chủ yếu được sử dụng trong điều trị S. Aureus kháng Methicilin.

  1. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Vancomycin: Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất với Vancomycin là viêm tĩnh mạch và phản ứng giả dị ứng. Với ADR gây viêm tắc tĩnh mạch, truyền thuốc chậm và pha loãng đúng cách sẽ giảm bớt đáng k­ể nguy cơ phản ứng này. Phản ứng giả dị ứng do Vancomycin có khả năng gây độc trực tiếp trên tế bào mast, dẫn đến giải phóng ồ ạt Histamin, dẫn đến các biểu hiện như ban đỏ dữ dội: Hội chứng cổ đỏ (red-neck) hay người đỏ (red-man), tụt huyết áp, đau và co thắt cơ. ADR khác cũng cần lưu ý với Vancomycin là độc tính trên tai và trên thận, thường liên quan với tăng quá mức nồng độ thuốc trong máu. Ngoài ra thuốc có thể gây ADR là biểu hiện của quá mẫn như phản ứng phản vệ, sốt, rét run, chóng mặt…

Teicoplanin: Tác dụng không mong muốn chính của thuốc là ban da, thường gặp hơn khi dùng với liều cao. ADR khác bao gồm phản ứng quá mẫn, sốt, giảm bạch cầu trung tính… Thuốc cũng có độc tính trên tai nhưng hiếm gặp.

Phân nhóm kháng sinh Polypeptid

Các kháng sinh được sử dụng trên lâm sàng thuộc nhóm này bao gồm Polymyxin B (hỗn hợp của Polymyxin B1 và B2) và colistin (hay còn gọi là Polymyxin E). Các kháng sinh này đều có nguồn gốc tự nhiên, có cấu trúc phân tử đa Peptid, với trọng lượng phân tử lên đến khoảng 1000 dalton.

  1. Phổ kháng khuẩn

Phổ tác dụng của hai thuốc này tương tự nhau, chỉ tập trung trên trực khuẩn Gram-âm, bao gồm Enterobacter, E. Coli, Klebsiella, Salmonella, Pasteurella, Bordetella, và Shigella. Thuốc cũng có tác dụng trên phần lớn các chủng P. Aeruginosa, Acinetobacter.

Các thuốc nhóm này có độc tính cao, đặc biệt là độc tính trên thận, vì vậy hiện nay Polymyxin chỉ dùng ngoài, còn Colistin chỉ có chỉ định hạn chế trong một số trường hợp vi khuẩn Gram-âm đa kháng, khi không dùng được các kháng sinh khác an toàn hơn.

  1. Tác dụng không mong muốn (ADR)

Các thuốc nhóm Polypeptid không được hấp thu nếu dùng ngoài trên da và niêm mạc nguyên vẹn, vì vậy không gây ADR toàn thân. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây một số ADR dạng quá mẫn khi dùng tại chỗ. Khi dùng đường tiêm, thuốc gây ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, với các biểu hiện như yếu cơ hoặc nguy hiểm hơn là ngừng thở.

Các ADR khác trên thần kinh khác bao gồm dị cảm, chóng mặt, nói lắp. Các thuốc nhóm này đều rất độc với thận, cần giám sát chặt chẽ, cố gắng tránh dùng cùng với các thuốc độc thận khác như kháng sinh Aminoglycosid.

Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu về kháng sinh nhóm Peptid

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

Phân nhóm kháng sinh Lipopeptid

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng chia sẻ, kháng sinh nhóm này được sử dụng trên lâm sàng là Daptomycin, đây là kháng sinh tự nhiên chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Streptomyces Roseosporus.

  1. Phổ kháng khuẩn

Thuốc có tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương hiếu khí và kỵ khí như Staphylococci, Streptococci, Enterococcus, Corynebacterium spp. , Peptostreptococcus, Propionibacteria, Clostridium Perfringens…Đặc biệt, thuốc có tác dụng trên các chủng vi khuẩn kháng Vancomycin, tuy nhiên MIC trong các trường hợp này cao hơn so với trên các chủng nhạy cảm với Vancomycin.

  1. Tác dụng không mong muốn (ADR)

ADR cơ bản của thuốc này là gây tổn thương trên hệ cơ xương. Đã có báo cáo về các trường hợp tiêu cơ vân, tuy hiếm gặp. Tăng Creatin Kinase (CK) có thể xảy ra, nhưng nếu tăng CK đơn thuần thường không cần dừng thuốc, trừ khi tăng CK kèm theo các biểu hiện khác của bệnh lý cơ.

Trong thử nghiệm lâm sàng pha 1 và pha 2, đã ghi nhận một vài trường hợp có biểu hiện của bệnh lý thần kinh cơ, tuy nhiên không gặp ADR này trong thử nghiệm lâm sàng pha 3.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop