Điều dưỡng Sài Gòn chỉ ra các nguy cơ gây loét tỳ đè và cách phòng ngừa

Điều dưỡng Sài Gòn chỉ ra các nguy cơ gây loét tỳ đè và cách phòng ngừaLoét tỳ đè gây tổn thương về mặt thể chất tinh thần cho người bệnh và gây khó khăn, tốn kém trong điều trị. Vậy có những nguy cơ nào gây ra loét tỳ đè và cách phòng ngừa ra sao?

Loét tỳ đè gây tổn thương về mặt thể chất tinh thần cho người bệnh và gây khó khăn, tốn kém trong điều trị. Vậy có những nguy cơ nào gây ra loét tỳ đè và cách phòng ngừa ra sao?

Bệnh loét tỳ đè ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh

Bệnh loét tỳ đè ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh

Loét do tỳ đè là một biến chứng nguy hiểm xảy ra ở hơn 80% bệnh nhân liệt, nằm lâu có thể do tai biến, người già yếu, tai nạn chấn thương và người sống thực vật. Thời gian nằm viện, chất lượng cuộc sống, tinh thần, tăng tỷ lệ bệnh tật thậm chí là tử vong đó là hậu quả tất yếu của loét tỳ đè. Nếu đã mắc thì rất khó điều trị, chính vì thế dự phòng loét tỳ đang trở thành vấn đề ưu tiên trong chăm sóc của nhân viên y tế cũng như người nhà bệnh nhân.

Các yếu tố nguy cơ gây loét tỳ đè

Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chỉ ra những yếu tố nguy cơ loét tỳ đè bao gồm:

Thiếu vận động: Khi giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian đủ lâu gây ra một áp lực nặng lên một phần của thể. Khi chức năng vận động bị hạn chế kết hợp với chức năng cảm giác bị suy giảm thì khả năng bị loét do tỳ đè của người bệnh càng lớn.

Tuổi: Tuần hoàn của máu, chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cung cấp cho da, tổ chức cũng giảm đi theo tuổi. Khi bị lão hóa quá trình tuần hoàn máu và cấu trúc của da thay đổi. Da mất tính đàn hồi và khô nên tạo điều kiện thuận lợi để các vết loét hình thành một cách dễ dàng.

Dinh dưỡng kém: Khi bệnh nhân có chế độ ăn không đầy đủ về lượng và chất, không hợp lý thì nguy cơ loét tỳ cao. Đặc biệt là những bệnh nhân bênh nặng, già yếu khả năng ăn uống giảm, kém ngon miệng và sự hấp thu chất dinh dưỡng kém thì vấn đề dinh dưỡng là một yếu tố nguy hiểm của loét do tỳ đè.

Độ ẩm: Những bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ, mồ hôi do sốt, vét thương hở, vệ sinh không đảm bảo… có nguy cơ loét tỳ cao.

Tư thế: đối với người bệnh thì vấn đề di động cơ thể trong lúc ngủ bị hạn chế như bệnh nhên bị hôn mê, liệt do tai biến.

Trọng lượng: Người bị thừa cân hay suy dinh dưỡng có nguy cơ bị tỳ đè cao hơn. Áp lực lên vùng da bị tỳ đè tăng lên đối với những người thừa cân. Khả năng co giãn đàn hồi kém đối với những người suy dinh dưỡng, thiếu cân.

Những yếu tố khác như: tinh thần, mất nước, vệ sinh kém, các bệnh mãn tính: thiếu máu, đái tháo đường, lạm dụng thuốc, trang thiết bị kém chất lượng…

Các vùng nguy cơ loét tỳ đè

Tư thế nằm ngửa: vùng chẩm, bả vai, khủyu tay, xương cùng cụt, gót chân.

Tư thế nằm sấp: đầu gối, xương dông, đầu.

Tư thế nằm nghiêng: đầu, tai, vai, khủy tay, mào chậu, mấu chuyển lớn, mắt cá ngoài.

Đào tạo Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh uy tín tại Hà Nội

Đào tạo Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh uy tín tại Hà Nội

Phòng ngừa loét do tỳ đè

Giữ gìn da sạch sẽ, khô thoáng, đặc biệt là các loại da ẩm, tiết nhiều mồ hôi. Thường xuyên kiểm tra những vùng da nhạy cảm, vùng chịu sự chèn ép của trọng lực, những vùng có xương nhô ra như khuỷu tay, mắt cá chân, xương cùng cụt… thường xuyên xoa bóp và di chuyển bệnh nhân đẻ tránh áp lực tỳ đè. Bệnh nhân có thể sử dụng những vật dụng hỗ trợ như: nệm nước, nệm khí, các đồ dùng để chêm lót vị bị tỳ đè như gối, vòng bông…

Thay đổi tư thế thường xuyên, ít nhất 2 giờ một lần.

Chế độ ăn hợp lý: chế độ ăn cân bằng giàu protein, giàu vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bất cứ biến chứng nào phát sinh từ những điểm loét tỳ. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết chế độ ăn lành mạnh sẽ mang lại hệ thống da khỏe mạnh; da khỏe mạnh sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn đối với những áp lực và lực ép diễn ra hàng ngày. Đồng thời, nếu chẳng may xảy ra chấn thương về da, việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trong máu sẽ giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn rất nhiều. Các loại protein và a-xít amino rất cần thiết cho cơ thể để đảm bảo cho hệ thống da, cơ và xương khỏe mạnh. Ngoài ra, các vitamin như vitamin C và E có tác dụng hỗ trợ chức năng tự tái tạo của da.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: thay đồ, ga trải giường thường xuyên, kiểm soát tốt chất thải, mặc quần áo thoáng mát. Dùng nước ấm và xà phòng để rửa da. Chú ý tránh sử dụng nước quá nóng.

Không hút thuốc lá. Vì hút thuốc lá làm hẹp các mạch máu làm giảm quá trình dẫn chất dinh dưỡng đến da

Tập thể dục hàng ngày có thể nâng cao sức khỏe và sức sống cho da.

Uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả, nước ép. Vừa cung cấp lượng lước cần thiết vừa bổ sung được các chất viamin, chất khoáng cần thiết.

Khi xuất hiện những vết loét đầu tiên, các bạn cần xử lý ngay lập tức bằng cách sát trùng và băng bảo vệ, chăm sóc thật kỹ và cẩn thận để tránh các biến chứng nặng nề.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop