Thiếu máu là một tình trạng rất thường gặp ở trẻ em, nếu không được phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh khác.
Thiếu máu ở trẻ em ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hay số lượng hemoglobin (Hb) ít hơn bình thường trong máu. Thiếu máu xảy ra khi số lượng hemoglobin trong máu quá thấp, thường gặp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi, khiến cho việc cung cấp oxy cho cơ thể kém dẫn tới tình trạng da xanh tái, mệt mỏi và hay khóc đêm.
Trẻ nhỏ thiếu máu là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu, có thể thiếu máu cấp tính và thiếu máu mạn tính. Bệnh cũng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với 3 nguyên nhân được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đó là:
- Sự bất thường trong huyết cầu tố: Một số bệnh di truyền có thể gây ra sự bất thường trong huyết cầu tố. Điều này làm cho hồng cầu giảm. Khi tủy xương không thể bắt kịp với các tế bào chết, thiếu máu xảy ra.
- Dinh dưỡng không đủ: Để tạo hồng cầu, cơ thể cần đủ lượng sắt B12, và vitamin. Một khi cơ thể thiếu sắt và vitamin dẫn đến sản xuất không đủ hồng cầu trong cơ thể nên dẫn đến thiếu máu.
- Hình dạng của hồng cầu thay đổi bất thường: Thông thường, hồng cầu có hình dạng của một chiếc bán rán có thể linh hoạt để đi qua những đoạn nhỏ của mạch máu. Nếu hồng cầu có dạng bất thường sẽ khó khăn di chuyển trong mạch máu, bị tiêu diệt và dẫn đến thiếu máu.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng dẫn tới tình trạng thiếu máu ở trẻ như, mắc một số bệnh mãn tính, trẻ bị nhiễm độc trì hay bị mất máu do chấn thương cũng là những tác nhân gây thiếu máu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu ở trẻ em
Việc phát hiện sớm bệnh thiếu máu ở trẻ là rất cần thiết để có biện pháp điều trị phù hợp, do đó nếu thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện như dưới đây thì cần nhanh chóng cho trẻ đi kiểm tra xem trẻ có bị thiếu máu hay không. Điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng cho biết những triệu chứng của bệnh thiếu máu bao gồm:
- Da xanh xao, nhợt nhạt ( Nếu trẻ có triệu chứng này thì là do thiếu hemoglobin là yếu tố làm máu có màu đỏ).
- Thiếu năng lượng trong các hoạt động hằng ngày (do suy giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể, khiến trẻ rất nhanh mệt mỏi).
- Thở gấp sau khi vận động hay chơi đùa (do thiếu oxy cho cơ thể).
- Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay táo bón)
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đứng dậy đột ngột (do máu không đủ để lưu thông lên não)
Tuyển sinh Cao Đẳng Điều dưỡng Sài Gòn năm 2019
Nguy hại của việc thiếu máu đối với trẻ nhỏ
Việc trẻ bị thiếu máu, ít oxy trong máu khiến cho việc lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể gặp khó khăn. Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để có thể bơm đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát hoàn thiện, khi làm việc quá sức sẽ dễ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như suy tim, nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Việc thiếu máu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, làm trẻ chậm phát triển trí não, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm khả năng suy nghĩ, chậm phát triển não bộ.
Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ em
Nếu trẻ rơi vào tình trạng thiếu máu, các bậc phụ huynh phải tìm hiểu nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu máu để có biện pháp điều trị phù hợp nhất. Các dạng thiếu máu điển hình nhất như là:
Thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu sắt trong máu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu, do đó nếu trẻ bị thiếu sắt cách điều trị tốt nhất là bổ sung nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt cho trẻ như thịt bê, bò, trứng, gan lợn, hồng, táo, nho khô, trái cây sấy khô, đậu phộng, rau xanh... Không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc để bổ sung sắt kể cả là thuốc Tây hay các vị thuốc Đông y, vì việc sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng như gan, thận, dạ dày của trẻ.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Tình trạng thiếu máu này xảy ra khi dạ dày và ruột kém hấp thu vitamin B12. Nguyên nhân do dạ dày và ruột yếu, hoặc do yếu tố di truyền.
Thiếu máu do thiếu axit folic: Tương tự như thiếu vitamin B12 nhưng trường hợp này không gây tổn thương đặc biệt cho hệ thần kinh. Tuy nhiên, thiếu axit folic có thể gây trầm cảm. Loại thiếu máu này ít gặp ở trẻ em mà thường gặp ở thai phụ, người có hệ tiêu hóa kém hấp thu chất dinh dưỡng.
Nếu trẻ bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 hay thiếu axit folic thì nên bổ sung những thực phẩm như trứng, các sản phẩm từ sữa, rau bó xôi và chuối.
Việc đảm bảo một chế độ đầy đủ dưỡng chất cho trẻ là cách tốt nhất để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không thể bổ sung sắt cho trẻ bằng cách ăn uống, với những trường hợp này thì cần bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn, thiếu máu nặng có thể phải truyền máu. Việc sử dụng viên sắt cho trẻ cha mẹ phải được chỉ định bởi các bác sỹ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho trẻ.