Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ mối quan hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận

Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ mối quan hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thậnLuôn có một mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận. Các bệnh lý về thận như suy thận có thể gây tăng huyết áp và tăng huyết áp cũng có thể làm giảm chức năng hoạt động của thận.

Luôn có một mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận. Các bệnh lý về thận như suy thận có thể gây tăng huyết áp và tăng huyết áp cũng có thể làm giảm chức năng hoạt động của thận.

Tăng huyết áp có thể làm bệnh thân nguy hiểm thêm

Tăng huyết áp có thể làm bệnh thân nguy hiểm thêm

Tăng huyết áp là bệnh gì?

Tăng huyết áp là tăng áp lực lên thành mạch máu khi tim bơm máu ra ngoài và khi máu di chuyển khắp các mạch máu trong trong cơ thể. Các yếu tố làm tăng áp lực này bao gồm tăng lưu lượng máu do tăng lượng dịch trong máu và các mạch máu trở nên hẹp, cứng hay bị bít tắc.

Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ rằng hầu hết những người không bị bệnh lí mạn tính sẽ có mức huyết áp ổn định bằng hoặc nhỏ hơn 120/80 mmHg. Tiền tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89. Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc huyết áp tâm trương trên 90. Người bệnh khi đi khám cần biết được huyết áp mục tiêu của mình và bao lâu họ kiểm tra huyết áp một lần.

Thận và chức năng của thận?

Thận là cơ quan có dạng hình hạt đậu nằm ở 2 bên cột sống của cơ thể, ngay dưới xương sườn cuối cùng, có kích thước cỡ một nắm tay. Mỗi ngày, thận lọc khoảng 120 đến 150 lít máu để thải ra khoảng 1 lít nước tiểu có thành phần gồm các chất thải và dịch dư của cơ thể. Nước tiểu được thận thải ra xuống bàng quang qua ống niệu quản. Bàng quang sẽ tích trữ nước tiểu. Khi bàng quang muốn làm trống sẽ thải nước tiểu qua niệu đạo nằm ở dưới đáy bàng quang. Ở nam, niệu đạo dài hơn ở nữ.

Các tế bào thận làm việc ở mức độ rất vi thể. Thận không phải là một máy lọc lớn mà mỗi thận được cấu thành bởi hàng triệu đơn vị lọc máu gọi là nephron. Mỗi nephron lọc qua khoảng một lượng nhỏ máu và một nephron bao gồm một cầu thận (nơi lọc máu) và ống thận. Nephron hoạt động qua 2 giai đoạn. Máu sẽ đến cầu thận và các chất thải sẽ đi ra ngoài mạch máu, tuy nhiên, các phân tử kích thước quá lớn như protein và các tế bào máu và không bị thải ra ngoài. Máu sau khi đã được lọc sẽ qua ống thận quay trở lại vào dòng máu, và dịch được thải loại ra ngoài gọi là nước tiểu.

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Tăng huyết áp có thể phá hủy mạch máu ở thận, giảm chức năng hoạt động của thận. Khi áp lực dòng máu quá cao thì mạch máu sẽ dãn nhiều và máu chảy nhiều hơn. Do đó, khi dãn quá mức có thể để lại sẹo và làm yếu mạch máu khắp cơ thể, trong đó có cả mạch máu thận.

Nếu mạch máu ở thận bị phá hủy, chúng sẽ ngừng lọc và không thể thải các chất thải và dịch dư ra ngoài cơ thể. Dịch dư trong mạch máu có thể sau đó sẽ làm tăng huyết áp và tạo nên một vòng tuần hoàn bệnh lí nặng hơn rất nguy hiểm.

Triệu chứng của tăng huyết áp và thận thường gặp là gì?

Hầu hết người bị tăng huyết áp sẽ không có triệu chứng. Trong một số ít trường hợp có ghi nhận tăng huyết áp gây đau đầu.

Bệnh thận cũng không gây triệu chứng ở giai đoạn sớm. Người bị sưng phù khi thận không thể loại bỏ hết lượng dịch dư và muối. Và phù có thể xuất hiện ở chân, bàn chân hoặc mắc cá chân và ít gặp hơn ở bàn tay hay ở mặt. Một khi chức năng thận suy giảm nhiều hơn sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như:

Chán ăn, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, tiểu nhiều hoặc ít hơn, ngứa hoặc dị cảm toàn thân, da khô, đau đầu, sụt cân, sạm da, chuột rút cơ, khó thở, đau ngực

Người bệnh thận nên kiểm soát huyết áp thật tốt

Người bệnh thận nên kiểm soát huyết áp thật tốt

Có những phương pháp nào để điều trị hoặc làm chậm quá trình phá hủy thận ở người bệnh tăng huyết áp?

Bác sĩ Trần Anh Tú - Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, cách tốt nhất để làm chậm tiến triển hoặc ngăn ngừa bệnh thận ở người bị tăng huyết áp là kiểm soát tốt mức huyết áp. Cần phối hợp cả việc dùng thuốc và thay đổi lối sống như:

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Tập thể dục
  • Giữ cân nặng thích hợp
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Giảm stress

Bất kể nguyên nhân gây bệnh lí thận là gì, tăng huyết áp có thể làm bệnh thận nghiêm trọng hơn. Do đó người bị tăng huyết áp có kèm bệnh lí thận nên kiểm soát huyết áp dưới 140/90 mmHg.

Thuốc

Thuốc hạ huyết áp có thể làm chậm quá trình phá hủy thận. Có 2 loại thuốc điều trị tăng huyết áp là ức chế men chuyển (ACEI) và ức chế thụ thể (ARB) đã được chứng minh có hiệu quả ở người kèm theo bệnh lí thận. Nhiều người sẽ cần trên 2 loại thuốc để kiểm soát huyết áp. Ngoài sử dụng ACEI hoặc ARB, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc lợi tiểu giúp thận thải bớt dịch trong cơ thể. Có thể kết hợp cả 3 loại thuốc huyết áp là thuốc chẹn beta (beta blocker), ức chế kênh canxi (CCB) và các loại khác.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp làm giảm huyết áp. Bác sĩ nên khuyến cáo chế độ dinh dưỡng thích hợp ở người bị tăng huyết áp (chế độ ăn DASH), tập trung các thành phần trái cây, rau củ, tinh bột và những thực phẩm khác tốt cho tim, làm giảm lượng muối trong cơ thể. Chế độ ăn DASH bao gồm:

  • Giảm chất béo và cholesterol
  • Dùng các sản phẩm từ sữa không hoặc ít chất béo
  • Dùng ít thịt đỏ như thịt bò hoặc tái , hạn chế ăn quá ngọt
  • Nên dùng thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng gồm nhiều protein và chất xơ.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop