Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ về biến chứng loét bàn chân đái tháo đường

Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ về biến chứng loét bàn chân đái tháo đườngNhiễm trùng bàn chân là một trong những biến chứng thường gặp nhất, thời gian nằm viện dài hơn bất kỳ biến chứng nào của đái tháo đường và là một trong những yếu tố  nguy cơ thường gặp nhất của đoạn chi dưới không do chấn thương.

Nhiễm trùng bàn chân là một trong những biến chứng thường gặp nhất, thời gian nằm viện dài hơn bất kỳ biến chứng nào của đái tháo đường và là một trong những yếu tố  nguy cơ thường gặp nhất của đoạn chi dưới không do chấn thương.

Một trong những biến chứng của đái tháo đường đó là loét bàn chân

Một trong những biến chứng của đái tháo đường đó là loét bàn chân

Biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường rất dễ gặp các biến chứng, có thể kể đến như:

Bệnh mạch máu lớn: cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ, bệnh tim mạch vành- tình trạng các mảng bám tích tụ bên trong động mạch vành gây suy tim, đau thắt ngực…; bệnh mạch máu ngoại biên- những bệnh liên quan đến động mạch, tĩnh mạch.

Bệnh mạch máu nhỏ như: bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh thận, loét bàn chân đái tháo đường…Trong đó, đối với biến chứng loét bàn chân đái tháo đường, các bac sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết nếu không được quan tâm đúng cách rất dễ để lại hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến đoạn chi.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng chân có nguy cơ nhập viện và đoạn chi cao gấp nhiều lần so với nhóm không bị nhiễm trùng chân. Nhiễm trùng  được định nghĩa là sự tăng sinh mạnh của vi khuẩn với sự xâm nhập vào mô gây ra những thương tổn mô có hoặc không có đáp ứng viêm của ký chủ.

Bệnh nhân có nguy cơ loét bàn chân

Đái tháo đường là bệnh thường gặp trên thế giới và tần suất vẫn tăng đều đặn. Sự đa dạng trong lựa chọn điều trị vừa làm cải thiện nhưng đồng thời cũng bình thường hóa các rối loạn chuyển hóa kèm theo.

Người đái tháo đường tiếp tục chịu những biến chứng của bệnh.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh loét bàn chân đứng đầu xấp xỉ 85% của tất cả thủ thuật đoạn chi được thực hiện ở bệnh nhân đái tháo đường.

Yếu tố nguy cơ cho loét bàn chân

Tiền sử loét bàn chân hay đoạn chi trước đó, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh mạch máu ngoại biên, chấn thương ( do bảo vệ chân kém, đi chân trần…)

Dị dạng bàn chân như bàn chân cong vòm, dị dạng móng, đầu xương bàn chân nhô ra…) hình thành cục chai sần, bệnh thần kinh xương khớp, đái tháo đường thời gian dài.

Những dấu hiệu gợi ý bàn chân đái tháo đường

Một số dấu hiệu cho thấy bàn chân đái tháo đường được các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ đó là teo da, da mỏng, móng khô dễ gãy, mất long, teo cơ. Da vùng chân thường lạnh do giảm tưới máu. Vết loét do tắc mạch thường lâu lành, vị trí ở các đầu ngón và khoảng gian ngón, ở mu chân, bờ ngoài bàn chân và gót chân. Vết thương rất đau dù kích thước nhỏ. Da xung quanh vết loét bị tím. Bờ vết thương bở, không đàn hồi, có thể có mô hoại tử đen  ở mép. Tắc mạch nặng hơn gây ra hoại thư: thường ở đầu ngón hoặc gót chân, từ 1vùng nhỏ lan dần. Hoại thư khô với bờ giới hạn rõ hoặc hoại thư ướt giới hạn không rõ do nhiễm trùng kèm theo.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Phân loại nhiễm trùng chân

Các bác sĩ  lâm sàng trước tiên phải chẩn đoán có nhiễm trùng chân  ĐTĐ, sau đó cần

phân loại mức độ  nặng của nhiễm trùng. Có nhiều phân loại chủ yếu đánh giá kích thước, độ  sâu của vết loét, có hoại thư hay không, bệnh lí thần kinh và mạch máu, ít đề cập đến mức độ nhiễm trùng. Gần đây nhất phân loại của Hiệp hội bệnh nhiễm trùng Mỹ (IDSA) và nhóm làm việc quốc tế  về  bàn chân  ĐTĐ (IWGDF) đã  định nghĩa nhiễm trùng và  độ nặng của nhiễm trùng, chia thành 4 độ như sau.

Độ 1(không nhiễm trùng): không có triệu chứng hoặc dấu hiệu toàn thân hoặc tại chỗ của nhiễm trùng.

Vết loét bị nhiễm trùng:

Có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau đây:

+ Sưng tại chỗ hoặc cứng tại chỗ.  

+ Vòng đỏ > 0,5 cm xung quanh vết loét. 

+ Nhạy đau hoặc đau tại chỗ.

+ Ấm tại chỗ.

+ Chảy mủ (đặc, trắng đục hoặc dạng máu).

Những nguyên nhân  đáp ứng viêm khác  ở da  được loại trừ: chấn thương, gout, bàn chân Charcot giai  đoạn cấp, gãy xương, huyết khối,viêm tắc, ứ trệ tĩnh mạch.

Độ 2 (nhiễm trùng nhẹ): 

Nhiễm trùng chỉ  liên quan  đến da và mô dưới da (không liên quan  đến mô sâu hơn,

không có dấu hiệu toàn thân được mô tả ở dưới). Vòng đỏ xung quanh vết loét < 2 cm.

Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng toàn thân.

Độ 3 (nhiễm trùng trung bình):

Nhiễm trùng liên quan đến các cấu trúc sâu hơn  ở  da và mô dưới da, (xương, khớp, dây chằng) hoặc quầng đỏ xung quanh bờ vết loét > 2cm.

Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng toàn thân.

Độ 4 (nhiễm trùng nặng): 

Bất kỳ nhiễm trùng chân nào có các dấu hiệu của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân với  ≥ 2 tiêu chuẩn sau:

+ Nhiệt độ > 38 độ hoặc < 36 độ.

+ Nhịp tim > 90 lần/ phút.

+ Nhịp thở > 20 lần/ phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg.

+ Bạch cầu > 12.000 hoặc < 4.000/ mm3 hoặc 10% dạng bạch cầu non.

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường

Bệnh nhân nên mua giày mới, đi giày không nên quá rộng, nên trang bị thêm miếng lót giầy mềm để dễ dàng trong di chuyển hơn.Họ cần hạn chế vận động tăng áp lực lên bàn chân cao. Bên cạnh đó, họ nên kiểm tra bàn chân mình mỗi ngày, bao gồm những vùng giữa các ngón. Qúa trình kiểm tra có thể sử dụng gương soi.

Tránh đi chân không bất cứ lúc nào, dù là ở trong hay ngoài nhà.

Giữ cho mạch máu được lưu thông: khi ngồi nên đặt chân lên ghế, không bắt chéo chân trong thời gian dài.

Bất kì trường hợp tổn thương chân nào, bệnh nhân cũng nên sát trùng vết thương và tới bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức.

Tránh bỏng bàn chân: trước khi tắm rửa nên kiểm tra nhiệt độ, nước không được nóng quá hay quá lạnh, không ngâm chân trong nước nóng vì dễ gây bỏng.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop