Viêm phế quản ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm khác. Cha mẹ nên trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ
Viêm phế quản là một bệnh khác phổ biến xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường gặp ở trẻ em dưới một tuổi vào thời tiết chuyển lạnh và giao mùa. Những trẻ có nguy cơ mắc cao mắc bệnh là trẻ đang mắc một bệnh nhễm khuẩn khác như cúm, sởi… Những trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng, không được nuôi bằng sữa mẹ cũng dễ bị mắc viêm phế quản và thường diễn tiến nặng đến viêm phổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ trẻ mắc cũng như tử vong cao chỉ sau tiêu chảy.
Nguyên nhân gây bệnh là do vi rút, vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. Những vi khuẩn này thường ở mũi, họng, da, niêm mạc. Ngoài ra, bệnh còn có thể do nguyên nhân hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá. Những dẫu hiệu đầu tiên của bệnh có thể gặp như: bỏ bú, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ, có những triệu chứng của viêm đường hô hấp trên: cảm lạnh, sổ mũi, ho ít chủ yếu là ho khan. Sau các triệu chứng đó trẻ có ho nhiều, đau rát họng và khạc đờm màu xanh, vàng, đau ngực. Giai đoạn đầu bé có thể không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng sau đó bé sốt kéo dài.
Cần làm gì khi trẻ bị viêm phế quản?
Với những trường hợp nhẹ, không có biến chứng và các yếu tố nguy cơ thì có thể chăm sóc tại nhà. Bệnh viêm phế quản thường sẽ tự cải thiện trong 7 đến 10 ngày. Các Điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho rằng cha mẹ nên thực hiện những bước sau đây:
Cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ: Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày và đêm, tăng số lần bú lên so với bình thường. Cho trẻ uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước sẽ ngăn ngừa mất nước do tăng thở và do sốt, giúp giảm bớt tình trạng viêm tắc nghẽn đường hô hấp, giúp long đờm, tống xuất đờm và dễ ho hơn.
Tránh gây kích ứng đường hô hấp: Thời tiết lạnh, không khí ô nhiễm, khói bụi có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ. Do đó, bố mẹ nên giữ gìn môi trường trong lành, phòng ốc ấm áp, đặc biệt tránh tiếp xúc với người hút thuốc.
Vệ sinh mũi, họng cho trẻ: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý, nếu không có thì dùng nước ấm để rửa sạch mũi họng giúp trẻ giảm nghẹt mũi. Đặt trẻ nằm nghiêng, rửa mũi bên nào thì nằm nghiêng về bên đó. Thao tác rửa cần nhẹ nhàng, sau đó nhừng tăm bông rửa sạch và lau khô.
Để hạ sốt và giảm đau, hãy cho trẻ uống thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng thích hợp. Không cho trẻ uống thuốc ho hay cảm lạnh nếu không được kê đơn. Vì ho là một phản ứng tốt giúp tống xuất đờm khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Có thể cho trẻ uống mật ong pha trực tiếp với nước ấm làm dịu cổ họng. Ngoài ra, mật ong còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch vì mật ong có đặc tính kháng vi rút và kháng khuẩn.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp
Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện?
Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết khi trẻ thở mệt, thở nhanh, tím tái, quấy khóc nhiều, không ăn uống hoặc nôn tất cả thức ăn thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Cần chú ý tới những trẻ có nguy cơ cao như đẻ non, có bệnh nhiễm khuẩn kèm theo.
Phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến 18 đến 24 tháng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Khi trẻ bị chảy nước mũi cần vệ sinh sạch mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Dùng tăm bông đưa vào lỗ mũi đẻ lấy các chất dịch nhầy dính ra.
Giữ ấm cho trẻ đặc biệt là vùng cổ, ngực. Không để trẻ tiếp xúc với người hút thuốc lá, giữ môi trường không khí trong lành và cố gắng cách ly, hạn chế tiếp xúc với người có bệnh hô hấp.