Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn về bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim

Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn về bệnh thiếu máu cục bộ cơ timBệnh tim mạch đang dần tấn công sang những người trẻ, trong đó có bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Vậy thiếu máu cục bộ cơ tim là gì và làm sao để phòng tránh bệnh này?

Bệnh tim mạch đang dần tấn công sang những người trẻ, trong đó có bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Vậy thiếu máu cục bộ cơ tim là gì và làm sao để phòng tránh bệnh này?

Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn về bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim

Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn về bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim

Bài viết này các chuyển gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn sẽ tư vấn đến các bạn về bệnh thiếu máu cục vộ cơ tim cũng như lối sống an toàn hợp lí để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim là gì?                                                          

Thiếu máu cục bộ cơ tim là một bện lý xảy ra khi lượng máu nuôi tim không được cung cấp đủ do nhiều nguyên nhân khác nhau như mạch máu nuôi tim bị hẹp, gây tổn thương một phần cơ tim. Để tim có thể hoạt động bình thường thì nó phải được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng liên tục, cũng giống như bất kỳ mô hay cơ quan nào khác trong cơ thể. Cơ tim được cung cấp máu nhờ hai động mạch vành. Nếu một trong các động mạch này hoặc các nhánh của động mạch này bị tắc nghẽn đột ngột thì tim sẽ thiếu máu nuôi, dẫn đến thiếu oxy và gây bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim keo dài, gây hoại tử mô cơ tim thiếu máu.

Các triệu chứng nào cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ cơ tim?

Theo chuyên gia Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, triệu chứng điển hình nhất của thiếu máu cục bộ cơ tim là đau thắt ngực và khó thở. Ngoài hai triệu chứng này, chúng ta cũng có thể thấy một số triệu chứng khác như: tức ngực, đau ở ngực, lưng, hàm, khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn, lo lắng, ho, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Bên cạnh đó, mọi người cần lưu ý không phải tất cả các bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim đều có triệu chứng giống nhau. Đau thắt ngực là một triệu chứng điển hình có cả ở nam và nữ. Tuy nhiên, những triệu chứng sau đây thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới: khó thở, đau hàm, đau lưng trên, choáng váng, buồn nôn, nôn.

Những nguyên nhân nào gây thiếu máu cục bộ cơ tim?

Có thể nói nguyên nhân chính gây thiếu máu cục bộ cơ tim là do mảng xơ vữa tích tụ trong lòng mạch làm hạn chế lưu lượng máu trong động mạch, dẫn đến không cung cấp đủ lượng máu giàu oxy cho hoạt động của các cơ quan và mô trong cơ thể. Nguyên nhân gây xơ vữa rất đa dạng, có thể là:

  • Cholesterol cao: Cholesterol là một chất béo màu vàng, nó có trong các loại thực phẩm. Khi chất này trong máu tăng sẽ trở thành mảng xơ vữa gây tắc nghẽn lưu thông máu đến tim và các cơ quan khác.
  • Béo phì: Thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mãng xơ vữa.
  • Lão hóa: Khi chúng ta già, động mạch trở nên suy yếu và hoạt động kém. Trong khi, tim và mạch máu làm việc nhiều hơ để bơm và nhận máu. Đó là lý do tại sao người già dễ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.

Ngoài ra, hút thuốc lá hay một số bệnh lý khác như đái tháo đường, viêm khớp, lupus, nhiễm trùng cũng là những nguyên nhân dẫn đến mảng xơ vữa.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Những người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?

Với những người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã tư vấn lối sống an toàn, cụ thể như sau:

Bỏ thuốc lá: điều đầu tiên bạn nên làm là bỏ thuốc lá. Nếu không cai được bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp bỏ thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh hít phải khói thuốc từ những người xung quanh;

Kiểm soát các bệnh lí nguy cơ:  Bạn hãy đến bác sĩ để được điều trị các bệnh lí làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao trong máu;

Có chế độ ăn uống lành mạnh: bạn nên hạn chế sử dụng chất béo bão hòa trong bửa ăn và bổ sung nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên kiểm tra chỉ số cholesterol và hỏi bác sĩ xem chúng đã được giảm đến mức độ an toàn chưa;

Tập thể dục: rèn luyện thể dục thể thao là một biện pháp hữu hiệu. Bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về kế hoạch tập thể dục an toàn để cải thiện lưu lượng máu đến tim;

Giảm stress: Bạn hãy thực hành các bài tập thể dục để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thư giãn cơ bắp và thở sâu, tập yoga.

Cuối cùng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thiếu máu cục bộ cơ tim là một bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Do đó, mỗi người chúng ta cần phải tích cực phòng tránh vì một cuộc sống khỏe mạnh


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop