Mùa mưa là thời gian cho dịch sốt xuât huyêt hoành hành. Khi mắc bệnh có thể có triệu chứng đau người, đau cơ, khớp, Ibuprofen và Aspirin là 2 thuốc thông dụng để giảm đau tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng khi bị sốt xuất huyết.
Dược Sài Gòn cảnh báo không được dùng Ibuprofen và Aspirin khi bị sốt xuất huyết
Đối tượng nào cũng có thể bị mắc sốt xuất huyết dù là người già, trẻ nhỏ, thanh niên,… khi nhiễm bệnh việc sử dụng kết hợp tùy tiện các loại thuốc là rất nguy hiểm, hãy cùng chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết cũng như những nguy hiểm khi dùng Ibuprofen và Aspirin khi bị sốt xuất huyết
Đối tượng nguy cơ bị sốt xuất huyết
- Các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi phát triển, khi sinh sống hoặc du lịch trong vùng này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh sốt xuất huyết. khu vực đặc biệt có nguy cơ cao là khu vực Đông Nam Á, các đảo tây Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê; (Theo các nghiên cứu, các quốc gia đang phát triển có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết cao hơn so với các quốc gia phát triển)
- Trẻ dưới 12 tuổi
- Phụ nữ và người da trắng.
Con đường truyền bệnh sốt xuất huyết
Theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, mọi người thường lầm tưởng bị sốt xuất huyết rồi thì sẽ không bị lại giống như một số bệnh virut khác.
Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì cơ thể sẽ coi đó như một kháng nguyên chỉ có khả năng tạo được kháng thể đặc hiệu miễn dịch suốt đời với riêng chủng virus đó nhưng chưa có khả năng miễn dịch với những chủng virus còn lại. hiện có 4 chủng virut sốt xuất huyết cho nên mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người. Nếu đã từng bị mắc sốt xuất huyết một lần cũng đừng chủ quan trong phòng và chống bệnh.
Sốt xuất huyết lây qua đường nước bọt nhưng là nước bọt của muỗi chứ không phải nước bọt của người. nhiều người lầm tưởng sốt xuất huyết có thể lây qua tiếp xúc nước bọt của người bệnh, lây qua đường hô hấp. Tuy nhiên sốt xuất huyết có 2 khả năng lây nhiễm, virus ở trong tuyến nước bọt của muỗi, muỗi đốt người, người bị nhiễm bệnh, muỗi đốt người bệnh hút phải máu có virut rồi đốt người khác và truyền virut sang,ngoài ra virut truyền qua trứng muỗi
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược Sài Gòn
Không sử dụng Aspirin và Ibuprofen để giảm đau khi sốt xuất huyết
Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết như đau người, đau cơ, khớp, đau đầu, sốt... , đa phần mọi người thường nghĩ đến cúm hay sốt do virus và tự ý mua thuốc giảm đau về dùng, trong đó có 2 loại là Aspirin và Ibuprofen.
Hai loại thuốc này sẽ làm tăng tình trạng chảy máu ở người bệnh có nguy cơ chảy máu làm trầm trọng hơn, Aspirin gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng vì sốt xuất huyết gây các tình trạng chảy máu dưới da, rối loạn đông máu, khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu.
Xuất huyết dưới da với các chấm đỏ trên da hoặc vết bầm khi ở thể nhẹ. Ở thể nặng sẽ gây chảy máu răng, chảy máu cam, nôn ra máu hoặc tiêu phân đen.
Trong khi đó, thuốc Aspirin và Ibuprofen cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Aspirin còn có tác dụng phụ là loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu.
Qua bài viết từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hi vọng bạn có được thêm nhiều thông tin về việc sử dụng thuốc khi bị sốt xuất huyết, cũng như tránh việc sử dụng kết hợp các loại thuốc khi chưa được lời khuyên từ Dược sĩ.