Triêu chứng “đau bụng” luôn là triệu chứng khiến dược sĩ tại nhà thuốc hoặc các quầy thuốc đau đầu nhất. Vây khi bệnh nhân có triệu chứng đau bụng thì dược sĩ cần lưu ý gì khi tư vấn bệnh?
Dược sĩ cần lưu ý gì khi tư vấn về triệu chứng "đau bụng" tại nhà thuốc?
Hãy cùng các dược sĩ, bác sĩ - giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết sau đây!
VÌ SAO TRIỆU CHỨNG ĐAU BỤNG KHIẾN DƯỢC SĨ PHẢI “ĐAU ĐẦU” NHẤT?
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có quá nhiều bệnh trong ổ bụng gây ra triệu chứng đau bụng, bởi vậy việc chẩn đoán bệnh cần có kiến thức và kĩ năng hỏi bệnh để quyết định điều trị cho bệnh nhân hoặc chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
Vậy khi dược sĩ gặp trường hợp bệnh nhân bị đau bụng thì cần phải có biện pháp tư vấn như thế nào cho đúng bệnh cũng như hiệu quả nhất?
DƯỢC SĨ XỬ TRÍ ĐÚNG CÁCH KHI GẶP BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG “ĐAU BỤNG”
Ví dụ: Một bệnh nhân đến nhà thuốc với triệu chứng đau bụng. Dược sĩ cần phải đặt ngay câu hỏi là: “Anh/chị đau chỗ nào, chỉ tay vào đó dùm”. Hoặc là “hãy chỉ tay vào vị trí đau của anh/chị. ”
Bệnh nhân đau bụng vùng bên phải, ngang hoặc dưới rốn
Nếu bệnh nhân chỉ tay vào vùng bên phải, ngang hoặc dưới rốn thì dược sĩ cần đưa lời khuyên đưa bệnh nhân đi bệnh viện ngay, bởi trong trường hợp này vị trí đau có khả năng ruột thừa khu trú là rất cao.
Không nhất thiết viêm ruột thừa là đau ở bên hố chậu phải, rất có thể khởi phát của bệnh đau ở vùng thượng vị, rồi sau đó lan xuống rốn, khu trú ở hố chậu phải. Vậy nên nếu bệnh nhân cứ đau bên hố chậu phải là cần phải chuyển bệnh nhân tới bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn
Bệnh nhân đau bụng vùng trên rốn
Nếu bệnh nhân đau vùng trên rốn. Dược sĩ phải hỏi rõ xem, trước đó bệnh nhân có từng bị đau như thế hay không. Khi dó dược sĩ chúng ta sẽ đặt những câu hỏi xoay quanh bệnh lý dạ dày như: “Bệnh nhân có hay bị ợ nóng ợ chua không? Bệnh nhân đau khi đói hay khi no?”
Bệnh dạ dày là bệnh rất hay gặp ở người Việt Nam, dường như đa số do chế độ ăn. Và việc người bệnh biết được mình viêm dạ dày cũng chiếm tỉ lệ cao, nên khi họ ra nhà thuốc hay nói: “Bán cho tôi 3 cử thuốc đau bao tử (dạ dày). ”
Bệnh nhân đau bụng vùng quanh rốn hoặc phía dưới một chút
Bệnh nhân đau vùng quanh rốn hoặc phía dưới 1 chút. Đau quanh rốn mà hay chướng bụng, tiêu phân sống, tiêu phân lỏng thì nghĩ nhiều đến bệnh lý đại tràng.
Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích (IBS) nó cũng rất hay gặp ở người Việt Nam. Bệnh sẽ đi kèm với bệnh lý dạ dày, cũng do chế độ ăn uống không phù hợp, rượu bia nhiều nên dễ bị.
Bệnh nhân vừa đau bụng vừa ói, vừa tiêu chảy
Vừa đau bụng vừa ói, vừa tiêu chảy. Vậy thì hỏi xem trước đó bệnh nhân đã ăn cái gì lạ? Đối với trường hợp ngộ độc thực phẩm bài hôm trước ad có phân tích 1 lần rồi, Trường hợp nhẹ, đánh giá mức độ mất nước của bệnh nhân nếu nặng thì khuyên đi bệnh viện.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín
TƯ VẤN DÙNG THUỐC CHO BỆNH NHÂN AN TOÀN HIỆU QUẢ
Giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng đã lưu ý về cách dùng thuốc với các trường hợp đau bụng cụ thể:
- Trường hợp dùng thuốc đối với bệnh dạ dày, các thuốc được dùng chủ yếu là: Antacid (Phospha, Kremil-S), ức chế bơm proton (Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol), kháng histamin H2 (Cimetidine, Ranitidine), Giảm đau chóng co thắt (Nospa, Spasmaverin, Buscopan).
- Trường hợp dùng thuốc đối với bệnh lý đại tràng: Thuốc giảm đau, điều hòa nhu động ruột (Debridat) hoặc giảm đau chóng co thắt như trên, Men vi sinh (Probio, Normagut, Biosubtyl) chủ lực, thuốc hấp phụ (Acticarbine), thuốc kháng sinh (Salazopyrin) khi cần thiết.
- Trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ: Cho bệnh nhân đi tiêu hết chất độc, đừng vội cầm lại. Khi nào bệnh nhân đi tiêu phân lỏng hẳn hãy cho thuốc cầm tiêu chảy (Loperamid), trước đó hãy bổ sung men vi sinh, thuốc chống trào ngược (Domperidol), thuốc hấp phụ như Acticarbine. Bổ sung dung dịch điện giải bằng đường uống.
Các bác sĩ, dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng khuyến cáo, đối với mỗi người bệnh họ sẽ rất khó chịu, nên dược sĩ cần hạn chế câu từ hỏi lơ mơ. Hãy tập trung hỏi đúng những câu cần thiết để chẩn đoán, tránh mơ hồ tạo sự không tin tưởng cho bệnh nhân. Những trường hợp bệnh nhẹ chúng ta có thể điều trị, nhưng đối với những ca co thắt dạ dày cấp nó đau kinh khủng, hoặc những trường hợp đau quặn thận đến toát mồ hôi thì nên chuyển sớm lên tuyến trên để điều trị.