Ho là phản xạ rất phức tạp có tính bảo vệ nhằm loại trừ các chất nhầy, chất kích thích khỏi đường hô hấp. Tuy vậy ho cũng gây những khó chịu nhất định cho chúng ta.
Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn phân loại thuốc trị ho
Về các triệu chứng cơ bản có thể chia làm hai loại:
- Ho do kích thích hay sưng viêm đường hô hấp, không phải để loại các chất làm nghẽn đường hô hấp như đàm.
- Ho để tống đàm ra hầu làm sạch đường hô hấp giúp oxygen vào đến phế nang.
Hãy cùng các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu cũng như phân loại đặc tính của từng loại thuốc trong từng trường hợp nguyên nhân dẫn đến ho qua bài viết dưới đây.
Ho do kích thích hay sưng viêm đường hô hấp
Ho do kích thích hay sưng viêm đường hô hấp chớ không phải để loại các chất làm nghẽn đường hô hấp như đàm. Loại ho này không có tính bảo vệ và gây khó chịu cho mệt mỏi cho bệnh nhân cần phải ức chế thuốc trị ho.
Một số thuốc thông dụng như:
Codein
Codein có tác dụng chống ho thấp hơn liều giảm đau. Liều thường dùng trị ho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10-20mg mỗi 4-6 giờ, liều tối đa 120mg/ngày. Thận trong trong trường hợp hen suyễn hay khí phế thủng, sử dụng thuốc ho bừa bãi sẽ thúc đẩy suy hô hấp do tăng độ nhớt của chất tiết phế quản và ức chế phản xạ ho. Không dùng thuốc nếu lái xe hay sử dụng máy móc vì thuốc gây buồn ngủ. Đặc biệt đối với người bệnh suy nhược mới phẫu thuật ngực hay bụng (đang bị ứ chất tiết sau phẫu thuật do mất phản xạ ho), phụ nữ có thai, trẻ dưới 12 tuổi chống chỉ định sử dụng.
Dextromethorphan
Dextromethorphan không có tác dụng giảm đau, không gây nghiện và ít táo bón hơn codein, ít hoặc không gây buồn ngủ.
Ho để tống đàm ra hầu làm sạch đường hô hấp giúp oxygen vào đến phế nang
Loại ho này là phản xạ có tính bảo vệ không nên sử dụng thuốc để ức chế vì sẽ làm tụ đàm rất có hại trong trường hợp viêm phế quản hoặc giãn phế quản. Đối với loại ho này chỉ nên uống nhiều nước và thuốc long đàm.
Một số thuốc tiêu nhày, long đàm thông dụng:
Guaifenesin
Theo các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, Guaifenesin là chất duy nhất được FDA công nhận là chất long đàm an toàn và hiệu quả để sử dụng. Liều thường dùng là 200-400mg mỗi 4 h. Đôi khi gây rối loạn dạ dày, buồn nôn ói mửa, khắc phục bằng cách uống với một ly nước đầy sẽ giảm kích thích dạ dày. Không dùng trong trường hợp ho mạn tính như hút thuốc, hen suyễn, viêm phế quản mạn, khí phế thủng.
Acetylcystein
Acetylcystein là thuốc tiêu nhày để điều trị phối hợp khi sự bài tiết chất nhày đặc, nhớt bất thường xảy ra trong viêm phế quản, viêm phổi, khí thủng, lao phổi,…Thận trọng sử dụng trong thai kỳ và cho con bú.
Bromhexin
Bromhexin là thuốc tiêu nhày được dùng để điều trị các rối loạn đường hô hấp , có thể phối hợp với kháng sinh trị nhiễm khuẩn hô hấp vì tăng đáp ứng của các kháng sinh này, chẳng hạn như erythromycin vì nó giúp tăng tính thấm của erythromycin vào chất tiết.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Dược
Cuối cùng theo Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, không nên dùng thuốc ho một cach bừa bãi, cần thiết biết nguyên nhân gây ho để có cách xử trí thích hợp cho từng trường hợp. Có những cơn ho do dị ứng hoặc do hen suyễn, loại này được giải quyết bằng thuốc giãn phế quản ( chất chủ vận β-adrenergic, corticoid). Ho do viêm mũi làm dịch mũi chảy xuống hầu đáp ứng tốt với kháng sinh và thuốc giảm sung huyết mũi. Ho do trào ngược dạ dày – thực quản trị bằng antacid. Ho do viêm phổi nhiễm khuẩn đáp ứng tốt với kháng sinh. Ho do nhiễm virus không cần chữa trị.