Hiện nay, tình trạng viêm dạ dày do vi khuẩn Hp ngày càng gia tăng. Vậy Hp là gì và khi nhiễm phải vi khuẩn này chúng ta phải làm thế nào để tránh được những hậu quả khôn lường sau này
Để biết mình đau dạ dày do HP hay không nên đi xét nghiệm
Hp là gì?
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là vi khuẩn tồn tại trong lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. HP tiết ra một hoạt chất sinh học gây kích thích niêm mạc dạ dày sản xuất nhiều axit hơn; tấn công lớp nhầy bảo vệ và làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó, niêm mạc dạ dày dễ bị ăn mòn bởi các acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng. Các triệu chứng do HP gây ra có thể khác nhau tùy theo bệnh nhân: đau thượng vị, ợ chua, cồn cào, nóng rát sau xương ưc. Và đặc biệt, triệu chứng nặng nhất do HP gây ra là ung thư dạ dày.
Chúng ta có thể làm gì khi biết nhiễm vi khuẩn Hp?
Cách duy nhất để khẳng định bạn bị nhiễm Hp mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra đó là làm xét nghiệm. Vi khuẩn Hp không thể được đánh giá qua triệu chứng lâm sàng. Hp có thể lây lan rất nhanh trong gia đình, do vậy nếu người thân của bạn có triệu chứng đau dạ dày thì nguy cơ bạn bị nhiễm Hp rất cao. Vi khuẩn Hp có thể gây cho bạn nhiều bệnh cảnh khác nhau về đường tiêu hóa như viêm cấp tính niêm mạc dạ dày, viêm mạn tính niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.
+ Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Đa số bệnh nhân khi mới nhiễm Hp thường không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính thì có một số biểu hiện sau: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.
+ Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Khi viêm niêm mạc dạ dày cấp tính mà không điều trị, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm mạn tính.
+ Loét dạ dày tá tràng: loét dạ dày do Hp thường gặp ở người trên 40 tuổi, vi6 trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, vùng nối giữa thân vị và hang vị. Còn loét tá tràng do vi khuẩn Hp thường gặp ở độ tuổi từ 20 -50 tuổi, thường gây biến chứng chảy máu.
+ Ung thư dạ dày: Nhiễm khuẩn Hp thường gây ra tình trạng viêm mạn tính niêm mạc dạ dày. Khi viêm mạn tính lâu ngày sẽ làm giảm hoặc mất các tuyến tiêu hóa ở dạ dày và thế vài đó là các tổ chức xơ. Khi tình trạng xơ này phát triển sẽ dẫn đến tình trạng ung thư dạ dày.
Đào tạo kỹ thuật viên Xét nghiệm uy tín tại Sài Gòn
Điều trị loét dạ dày do vi khuẩn Hp như thế nào?
Điều trị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP thường phải kết hợp nhiều thuốc. Hầu hết các phác đồ điều trị đều kết hợp nhiều loại thuốc và sử dụng kéo dài trong 10- 14 ngày.
Nhóm thuốc quan trọng nhất là thuốc ức chế bơm Proton, nó có mặt trong mọi phác đồ điều trị. Thuốc này có tác dụng làm giảm sản xuất acid của dạ dày, cho phép các mô bị tổn thương do nhiễm trùng được nhanh chóng tái tạo và chữa lành. Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ các loại thuốc được điều trị bao gồm: Lansoprazol (Prevacid), Omeprazole (Prilosec), Pantoprazole (Protonix), rRbeprazole (AcipHex), Dexlansoprazole (Dexilant) và Esomeprazole (Nexium). Ngoài ra, trong phác đồ này còn kết hợp với thuốc kháng sinh và PPI liều tiêu chuẩn. Các bác sĩ thường chỉ định ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh bao gồm Amoxcillin và Amoxcillin nhằm làm giảm nguy cơ thất bại điều trị và kháng kháng sinh.
Nhìn chung, nhiễm Hp dạ dày có thể điều trị được nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, khi bị viêm dạ dày do Hp mọi người cũng đừng nên lo lắng sẽ ảnh hưởng tình trạng bệnh nhé!