Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Zinnat

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ cách dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc ZinnatZinnat là thuốc kháng sinh được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.Cùng tìm hiểu cách dùng cùng những lưu ý khi sử dụng thuốc qua bài viết dưới đây

Zinnat là thuốc kháng sinh được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Cùng tìm hiểu cách dùng cùng những lưu ý khi sử dụng thuốc qua bài viết dưới đây

Sử dụng thuốc zinat nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng

Sử dụng thuốc zinat nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng

Thuốc zinnat có công dụng như thế nào?

Zinnat thuộc một nhóm thuốc kháng sinh cephalosporin. Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc thường chỉ định trong các trường hợp bệnh:

  • Viêm Đường hô hấp trên và dưới: Viêm tai giữa, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mãn tính
  • Viêm tai giữa
  • Đường tiết niệu: Viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo
  • Da và mô mềm: Mụn nhọt, chốc lở
  • Điều trị bệnh Lyme thời kỳ đầu
  • Bệnh lậu, viêm cổ tử cung cấp không biến chứng do lậu cầu.

Chống chỉ định của thuốc

  • Không sử dụng thuốc Zinnat cho những người bị mẫn cảm dị ứng với axetil cefuroxime hoặc bất kỳ kháng sinh cephalosporin nào hoặc bất kỳ thành phần khác của Zinnat;
  • Không sử dụng thuốc cho những người mẫn cảm, dị ứng nghiêm trọng (quá mẫn cảm) với bất kỳ loại kháng sinh nhóm betalactam nào khác (penicillin, monobactam và carbapenems);

Cách dùng

  • Bạn nên dùng thuốc Zinnat theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bạn nên uống Zinnat sau khi ăn. Điều này sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn. Bạn nên uống một viên trong một lần uống với nước lọc, không nên bẻ nhỏ hoặc nhai.

Liều được khuyến cáo

  • Liều dùng thông thường dành cho người lớn: Liều được khuyến cáo là 250−500mg, 2 lần/ngày, tùy thuộc vào độ nghiêm trọng và loại nhiễm trùng. Trong trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể dùng khoảng 125mg , 2 lần/ngày. Riêng đối với việc điều trị bệnh lậu không biến chứng bạn có thể được sử dụng liều 1g.
  • Liều dùng thông thường dành cho trẻ em: Liều được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo là 10 mg/kg (tối đa là 125mg) đến 15 mg/kg (tối đa 250 mg), 2 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại nhiễm trùng. Ở trẻ em khoảng 2 tuổi hoặc lớn hơn bị mắc bệnh viêm tai giữa có thể dùng 250mg, 2 lần/ngày hoặc 15mg/kg, 2 lần/ ngày tới đối đa 500mg/ngày. Thuốc cefuroxime exetil có vị đắng, bạn không thể nghiền nát  do đó không nên sử dụng thuốc dạng viên cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Zinnat không được khuyên dùng cho trẻ em dưới 3 tháng vì tính an toàn và hiệu quả không được đảm bảo ở nhóm tuổi này.
  • Tùy theo liều dùng và các tình trạng trẻ gặp phải mà có những cách xử lý phù hợp.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Zinnat từ các Dược sĩ Sài Gòn

Một số lưu ý khi dùng thuốc Zinnat từ các Dược sĩ Sài Gòn

Tác dụng phụ của thuốc

Các tác dụng ngoại ý do cefuroxime axetil thường nhẹ và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể kể đến:

  • Rối loạn tiêu hóa: gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa…
  • Có một vài trường hợp đã báo cáo về viêm đại tràng giả mạc, nhức đầu.
  • Tăng bạch cầu ưa eosine và sự gia tăng thoáng qua của các enzyme ở gan [ALT(SGPT) và AST (SGOT)

Tương tác thuốc

  • Giảm tác dụng: Ranitidin với natri bicarbonat làm giảm sinh khả dụng của cefuroxim axetil. Nên dùng cefuroxim axetil cách ít nhất 2 giờ sau thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2, vì những thuốc này có thể làm tăng pH dạ dày.
  • Tăng tác dụng: Probenecid liều cao làm giảm độ thanh thải cefuroxim ở thận, làm cho nồng độ cefuroxim trong huyết tương cao hơn và kéo dài hơn.
  • Tăng độc tính: Aminoglycosid làm tăng khả năng gây nhiễm độc thận.

Lưu ý khi dùng thuốc Zinnat

  • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Zinnat không được khuyên dùng cho trẻ em dưới 3 tháng vì tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được chắc chắn ở nhóm tuổi này.
  • Bạn có thể làm giảm nguy cơ gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc bằng cách tìm ra các triệu chứng nhất định như phản ứng dị ứng, nhiễm nấm (như nấm Candida) và tiêu chảy nặng (viêm đại tràng giả mạc) trong khi bạn đang dùng Zinnat.
  • Zinnat có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mức đường trong máu hoặc kết quả kiểm tra máu được gọi là bài kiểm tra Coombs Vì vậy, nếu cần xét nghiệm máu, bạn nên thông báo với bác sĩ rằng mình đang sử dụng thuốc này.
  • Bạn nên thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đã sử dụng trong thời gian gần đây kể cả thuốc được kê toa, không được kê toa, thuốc bổ, thực phẩm chức năng để có phương án điều chỉnh liều lượng và thời gian sử dụng thuốc hợp lý.
  • Thuốc được sử dụng để giảm lượng axit trong dạ dày (ví dụ thuốc kháng axit được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng) có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Zinnat. Do đó, nếu bạn có đang sử dụng loại thuốc này thì cũng nên thông báo cho bác sĩ điều trị biết.
  • Bạn hãy cho bác sĩ biết nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông tụ nào. Vì những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến thuốc zinnat làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
  • Zinnat có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Nếu đang dùng thuốc tránh thai trong khi đang dùng thuốc Zinnat, bạn cũng cần phải sử dụng một phương pháp ngừa thai hiệu quả khác (như bao cao su).
  • Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Zinnat có thể khiến bạn chóng mặt và có các phản ứng phụ khác khiến bạn kém tỉnh táo hơn. Vì vậy để an toàn cho bản thân, bạn không nên lái xe hoặc sử dụng máy móc nếu bạn cảm thấy không khỏe.
  • Nếu bạn đang vấn đề về thận, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng thuốc sao cho phù hợp với khả năng điều trị của bạn.
  • Nếu bạn uống nhiều Zinnat hơn, bạn có thể bị rối loạn thần kinh, đặc biệt bạn có thể có các cơn đau (động kinh). Trong trường hợp này, bạn nên gọi cấp cứu hoặc gọi người thân đưa đến bệnh viện ngay;
  • Nếu bạn quên uống Zinnat, bạn không nên uống gấp đôi mà hãy chờ đến thời điểm uống liều kế tiếp và uống bình thường.
  • Bạn không nên dừng thuốc đột ngột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ vì nếu bạn không hoàn thành quá trình điều trị trọn vẹn, nhiễm trùng có thể tái phát.

Trên đây là tất cả các thông tin về thuốc zinnat được tổng hợp bởi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy lưu ý, các thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Ban nên đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám và uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop