Những dấu hiệu của bệnh chàm nang lông là da bị viêm đỏ, có nhiều nốt sần và sợi lông cuộn vào bên trong gây ngứa ngáy khó chịu. Vậy có những cách nào để điều trị căn bệnh này?
Bệnh chàm nang lông xuất hiện chủ yếu tại một số khu vực như chân, đùi, tay, nách
Bệnh chàm nang lông là chàm tại khu vực chân lông. Đây là một trong các thể thường gặp của bệnh chàm. Bệnh chàm nang lông sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh như một số bệnh da liễu khác, tuy nhiên một vấn đề khiến người bệnh quan tâm chủ yếu khi mắc chàm nang lông đó chính là thẩm mĩ.
Một số nguyên nhân gây bệnh chàm nang lông?
Nguyên nhân gây bệnh chàm nang lông là do các vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, nấm, ký sinh trùng,… chúng trú ngụ ở nang lông và gây viêm.
Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh lâu ngày dễ bị dị ứng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập dẫn đến bệnh viêm nang lông.
Cạo lông, nhổ lông, vệ sinh da không sạch sẽ nhất là nhổ lông sẽ rất dễ làm cho lỗ chân lông bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, tuyến dầu trong da hoạt động mạnh gây tiết nhiều chất dầu sẽ khiến các nang lông bị bịt kín từ đó làm, cản trở sự phát triển của sợi lông gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, bệnh chàm nang lông còn gặp ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, da bị tổn thương sẵn,…
Những biểu hiện cụ thể của bệnh chàm nang lông
Bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bệnh chàm nang lông xuất hiện chủ yếu tại một số khu vực như chân, đùi, tay, nách,…để nhận biết, một số dấu hiệu dưới đây sẽ là cách giúp bạn nhận biết nhanh nhất:
- Bệnh chàm nang lông có thể biết tới qua một số triệu chứng như xuất hiện các vùng da bị viêm đỏ, nhiều nốt nhỏ xuất hiện tại các chân lông.
- Tại chân lông, các sợi lông có biểu hiện cuộn lại vào bên trong, kèm theo đó là cảm giác ngứa.
- Sau một thời gian các mụn nước, nốt nhỏ dưới chân lông sẽ vỡ ra, đóng vảy và khiến vùng da bị chàm nang lông trở nên khô ráp, sần sùi.
Đây là một số triệu chứng sớm của bệnh chàm nang lông, tuy nhiên nếu bạn không được điều trị từ sớm các triệu chứng này hoàn toàn có thể chuyển nặng. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, vùng da chàm nang lông sẽ ngứa rát, các nang lông dễ bị nhiễm trùng ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ cũng như sức khỏe người bệnh.
Tuyển sinh đào tạo Dược sĩ Sài Gòn 2019
Điều trị bệnh tràm nang lông bằng cách nào?
Để tránh những hậu quả của bệnh chàm nang lông gây ra, trước hết người bệnh nên đi thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Lúc này tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà các bác sỹ sẽ đưa ra những cách điều trị khác nhau.
Một số loại thuốc dùng để bôi, uống điều trị viêm nang lông như nizoral, mycoster, canesten tuy có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng, kháng khuẩn hiệu quả nhưng rất dễ gây tác dụng phụ làm hại gan thận và mất độ đàn hồi của da. Hơn nữa, trong một số trường hợp điều trị sai thuốc có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Điều trị bệnh chàm nang lông hiệu quả, ngoài chữa phần triệu chứng thì phải tìm ra căn nguyên từ đó chữa tận gốc bệnh. Chính vì thế, mà lựa chọn các bài thuốc đông y được người bệnh ưu tiên hơn hết vì tính an toàn và hiệu quả cao. Các bài thuốc đông y vừa có tác dụng kháng viêm, khử trùng, làm sạch lớp da chết, mà còn bồi bồ khí huyết, sản sinh collagen tái tạo tế bào da, ngăn ngừa viêm nhiễm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài dùng thuốc đông y, chữa bệnh chàm nang lông hiệu quả bạn nên chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, giữ da thông thoáng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không chà sát quá mạnh vào da, lựa chọn trang phục phù hợp và uống nhiều nước mỗi ngày.
Lưu ý: Các loại thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh chàm nang lông có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như gây hại gan thận, giảm độ đàn hồi của da nếu sử dụng sai liều lượng. Vì vậy, các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên người bệnh không nên tự ý mua thuốc khi chưa qua thăm khám mà cần có chỉ định của bác sĩ.
Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm nang lông
Xà phòng và chất tẩy làm tăng pH da, làm suy yếu hàng rào da. Thời tiết lạnh làm tăng mất nước qua da, khiến da khô hơn, vì vậy bệnh chàm thường nặng hơn vào mùa lạnh.
Để phòng tránh bệnh chàm tái phát, cần luôn dưỡng ẩm da với lotion, kem. Không gãi, tránh làm trầy xước da. Hạn chế ngâm nước, chà xát với xà bông và tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa, hóa chất. Bên cạnh đó cũng nên kiêng ăn một số thức ăn như sữa, trứng, hải sản, thịt bò, gà…