Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ những nhóm thuôc chữa viêm khớp dạng thấp

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ những nhóm thuôc chữa viêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp thường diễn biến mạn tính kéo dài với nhiều đợt tiến triển cấp, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị và phải sử dụng đúng các loại thuốc mà các bác sĩ chỉ định

Viêm khớp dạng thấp thường diễn biến mạn tính kéo dài với nhiều đợt tiến triển cấp, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị và phải sử dụng đúng các loại thuốc mà các bác sĩ chỉ định

Tổng hợp một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Tổng hợp một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh viêm khớp mạn tính tự miễn thường gặp, nguyên nhân chưa thật sự rõ ràng, cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến yếu tố dạng thấp và phức hợp miễn dịch của cơ thể. Tổn thương cơ bản là tình trạng viêm mạn tính màng hoạt dịch các khớp. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và theo dõi kiểm soát bệnh tốt sẽ để lại di chứng biến dạng khớp nặng nề.

VKDT là một bệnh không thể điều trị khỏi. Mục tiêu điều trị là nhằm đạt được lui bệnh hoặc duy trì bệnh ở mức độ hoạt động thấp, giảm triệu chứng viêm đau, ngăn chặn phá hủy khớp, duy trì chức năng, khả năng làm việc, ngăn ngừa tàn phế.

Bệnh nhân VKDT được giảm viêm đau các khớp như thế nào?

Trong điều trị VKDT, chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết các bác sĩ thường sử dụng các nhóm thuốc sau để điều trị triệu chứng:

  • Nhóm kháng viêm không steroid (NSAID)

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid gồm nhóm các thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc (COX-1) như  diclofenac, ibuprofen, naproxen và nhóm các thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc (COX-2) như meloxicam, celecoxib, etoricoxib. Do tác dụng ức chế không chọn lọc nên nhóm ức chế không chọn lọc COX-1 có nhiều tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa hơn nhóm các thuốc ức chế chọn lọc COX-2. Mặc dù vậy, nhóm các thuốc ức chế COX-2 lại có nhiều nguy cơ đối với tim mạch, huyết áp hơn.

Khi sử dụng các thuốc NSAID nên dùng liều nhỏ nhất có tác dụng, không nên phối hợp hai hay nhiều loại NSAID vì gây tăng tác dụng phụ mà không tăng hiệu quả điều trị. Những người có tiền sử viêm loét ống tiêu hóa, bệnh nhân suy gan, thận, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu... khi dùng nhóm thuốc này cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để theo dõi sự an toàn trong dùng thuốc một cách thận trọng.

  • Nhóm corticosteroid

Nhóm này thường dùng đường toàn thân tiêm truyền hoặc uống (prednisolon, methylprednisolone) và đường tiêm tại chỗ. Trong điều trị VKDT thường dùng đường toàn thân, cũng trên nguyên tắc dùng liều nhỏ nhất có hiệu quả. Chỉ định đường tiêm tại chỗ khi còn một vài khớp viêm không đáp ứng điều trị.

Thuốc có nhiều tác dụng phụ, nhất là dùng kéo dài, thường gặp nhất là giữ nước (hội chứng Cushing) do rối loạn nội tiết chuyển hóa, các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, tim mạch, rối loạn cơ xương (teo cơ, loãng xương), các nguy cơ nhiễm trùng, nấm, lao... Do đó, khi sử dụng người bệnh tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế thấp nhất các tác dụng phụ của thuốc.

Các thuốc điều trị triệu chứng (kháng viêm NSAID hay corticosteroid) chỉ có tác dụng kháng viêm giảm đau mà không hề làm thay đổi diễn tiến của bệnh. Vì vậy, trong điều trị VKDT thường phối hợp các thuốc này với các nhóm thuốc điều trị cơ bản.

Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ

Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ

Ngoài nhóm thuốc điều trị triệu chứng thì bệnh nhân được sử dụng nhóm thuốc gì để làm giảm diễn tiến của bệnh?

Các thuốc này còn gọi là thuốc chống thấp khớp, bao gồm những loại thuốc được các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ dưới đây:

Các DMARD kinh điển như methotrexate (MTX), sulfasalazine (SSZ), thuốc kháng sốt rét tổng hợp (chloroquine, HCQ), leflunomide, azathioprine, cyclosporine. Các thuốc này có tác dụng chậm, nên thường phối hợp với các thuốc điều trị triệu chứng NSAID hoặc corticosteroid trong thời gian đầu. Hiệu quả của DMARD không cao (nhiều bệnh nhân không đáp ứng, tỉ lệ kháng thuốc cao), nhiều tác dụng phụ và đặc biệt là chưa đáp ứng mục tiêu điều trị.

Hiện nay, điều trị nhắm đích hay điều trị theo mục tiêu đã đang được ứng dụng nhờ sự ra đời của các DMARD sinh học, các thuốc tổng hợp hướng đích...

Các DMARD sinh học hiện nay đang được sử dụng gồm: Các thuốc ức chế TNF-α (entanercept, infliximab, adalimumab), ức chế IL-1 (anakira), ức chế IL-6 (tocilizumab), ức chế tế bào B (rituximab), ức chế tế bào T (abatacept). Các thuốc sinh học điều trị VKDT cho thấy hiệu quả cao, cải thiện cả các triệu chứng lâm sàng và ngăn ngừa sự phá hủy khớp đối với VKDT điều trị sớm và VKDT đáp ứng không đầy đủ với DMARD.

Các thuốc sinh học được dùng trong trường hợp VKDT sớm có yếu tố tiên lượng nặng, hoạt tính bệnh cao, VKDT muộn, hoạt tính bệnh thấp nhưng không đáp ứng với DMARD kinh điển. Tuy nhiên các trường hợp như bệnh lý nhiễm khuẩn, viêm gan virut B, C cấp, mạn không điều trị, các bệnh lý khối u, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim mạch vừa và nặng, trước và sau phẫu thuật (ít nhất 1 tuần) thì không được sử dụng các thuốc sinh học. Trước khi sử dụng thuốc sinh học cần tầm soát lao, viêm gan, HIV, các bệnh lý chuyển hóa, suy thận...

Các thuốc sinh học thế hệ mới có giá thành cao, chỉ được dùng cho trường hợp nặng, không đáp ứng với các thuốc sinh học kinh điển. Thầy thuốc sẽ cân nhắc người bệnh đã cần dùng đến loại thuốc này chưa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng hoặc đề nghị thầy thuốc cho dùng.

Như vậy, VKDT là bệnh lý viêm khớp tự miễn có tỉ lệ mắc cao nhất trong số các bệnh lý khớp viêm, di chứng biến dạng khớp gây tàn phế nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng. Bệnh mạn tính, thời gian điều trị dài, đáp ứng điều trị kém, tác dụng phụ của thuốc nhiều. Vì vậy, trong điều trị và kiểm soát VKDT cần sự phối hợp tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Thầy thuốc cần tư vấn kỹ, bệnh nhân cần tuân thủ tốt để đạt được mục tiêu điều trị, giúp giảm nguy cơ tàn phế, tối ưu hóa chất lượng sống.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop