Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ những nhóm thuốc điều trị táo bón

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ những nhóm thuốc điều trị táo bónTáo bón là tình trạng thường gặp, biểu hiện là đại tiện khó khăn, khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường, thường gặp ở những người ít vận động, lớn tuổi, ăn ít chất xơ.

Táo bón là tình trạng thường gặp, biểu hiện là đại tiện khó khăn, khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường, thường gặp ở những người ít vận động, lớn tuổi, ăn ít chất xơ.

Khi đại tiện ít hơn 3 lần trong tuần thì bạn có nguy cơ mắc bệnh táo bón

Khi đại tiện ít hơn 3 lần trong tuần thì bạn có nguy cơ mắc bệnh táo bón

Tìm hiểu về táo bón

Khi đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đang trong tình trạng táo bón.

Táo bón thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống nhưng táo bón mãn tính lại khó điều trị hơn và thường sẽ là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng của bệnh khác.

Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Các bệnh gây táo bón có thể bao gồm bệnh nhẹ và phổ biến như polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng.

Bạn có thể tăng nhu động ruột, phân cứng hoặc nhỏ, đầy bụng

Một số nguyên nhân của táo bón

Theo Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nếu bạn bị mắc bệnh táo bón, có thể do là do những nguyên nhân sau đây:

-Do chế độ ăn uống, lối sống: uống không đủ nước hoặc ăn thiếu chất xơ

-Do sử dụng thuốc: lạm dụng thuốc nhuận tràng đặc biệt là thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm và thuốc sắt, thuốc kháng acid.

-Do mắc một số bệnh lý khác: hội chứng ruột kích thích, người mang thai, bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng, suy giáp.

Một số nhóm thuốc điều trị táo bón hiệu quả

Một số nhóm thuốc điều trị táo bón hiệu quả

Điều trị bệnh táo bón

Bạn nên uống đủ nước, uống nước ấm, đặc biệt là vào buổi sáng, ăn thêm trái cây và rau quả, bên cạnh đó bạn cũng nên tập thể dục đều đặn.

Một số nhóm thuốc điều trị táo bón được các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ:

-Nhóm thuốc nhuận tràng tạo khối ( cellulose, methylcellulose…): là các polysaccarid thiên nhiên (ở dạng hạt, chất nhầy, chất xơ…) hoặc polysaccarid tổng hợp làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong các trường hợp táo bón đơn giản. Bổ sung chất xơ, phòng và trị táo bón do trĩ, nứt hậu môn, sau mổ hậu môn, loét trực tràng, có thai. Kiểm soát bệnh nhân bị hội chứng đại tràng kích thích và viêm ruột thừa.

-Nhóm thẩm thấu (lactulose, sorbitol): có tác dụng làm tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, nên làm tăng lượng nước ở ruột và kích thích nhu động ruột, thường dùng cho táo bón gây ra bởi các thuốc gây nghiện. Thuốc không được sử dụng ở bệnh nhân tắc nghẽn ruột, không dung nạp một số loại đường như galactose, fructose.

-Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích ( bisacodyl): tác dụng trực tiếp lên đầu dây thần kinh ở niêm mạc ruột, làm co cơ ruột, giúp phân di chuyển dể dàng qua đường ruột. Bện nhân bị tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm dạ dày không được sử dụng thuốc này.

-Nhóm làm mềm phân (docusate): làm giảm áp lực khi đại tiện như phẫu thuật trực tràng, bệnh cấp tính quanh hậu môn, thiếu máu cơ tim hoặc tăng áp lực nội sọ.

-Nhóm bôi trơn (parafin, glycerin): thường ở dạng thuốc bơm hay thuốc đạn, có tác dụng làm phân di chuyển qua kết tràng dễ dàng. Chỉ nên dùng thuốc khi phân đóng cứng, tránh áp lực sau nhồi máu cơ tim, phẫu thuật. Đối tượng không nên dùng đường uống cho trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, người bệnh nằm liệt giường, ốm đau hoặc phụ nữ có thai, người ứ thực quản hoặc dạ dày, thoát vị khe thực quản.

Tác dụng không mong muốn: dùng liều cao đường uống hoặc đường trực tràng có thể gây rỉ nước, kích ứng hậu môn, ngứa hậu môn, có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế phản xạ bình thường của trực tràng, tăng nhiễm khuẩn và lâu lành các thương tổn ở hậu môn - trực tràng.

Khi sử dụng thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón, bạn cần tuân theo chỉ định một cách chặt chẽ, tránh tự ý sử dụng thuốc, tránh dùng thuốc quá 7 ngày. Vì các thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như gây ra rối loạn nhu động ruột, liệt ruột hay rối loạn cân bằng điện giải của cơ thể và đặt biệt là gây lệ thuộc thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bên cạnh việc dùng thuốc vẫn phải kết hợp với thay đổi lối sống như: chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ (có nhiều trong rau, củ, quả), uống nhiều nước, tăng cường vận động mới giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị táo bón.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop