Dược sĩ Sài Gòn hướng dẫn dùng thuốc Magnesium đúng cách

Dược sĩ Sài Gòn hướng dẫn dùng thuốc Magnesium đúng cáchMagnesium thường được dùng trong điều trị những triệu chứng liên quan đến giảm Mg máu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Vậy sử dụng thuốc Magnesium như thế nào?

Magnesium thường được dùng trong điều trị những triệu chứng liên quan đến giảm Mg máu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Vậy sử dụng thuốc Magnesium như thế nào?

Magnesium là một loại thuốc bổ sung Mg

Magnesium là một loại thuốc bổ sung Mg

Thuốc Magnesium là gì?

Magnesium là một loại thuốc bổ sung Mg phổ biến trên thị trường thuốc hiện nay. Một trong những lý do khiến loại thuốc này được sử dụng nhiều là giá thành thấp. MgO thành phần chính của thuốc có thể sản xuất dễ dàng với chi phí thấp thông qua quá trình nung các khoáng chất tự nhiên.

Hơn nữa, công thức MgO chứa khoảng 60% Mg nguyên tố - cao nhất trong số tất cả các loại bổ sung khoáng chất này. Tỷ lệ cao này có thể khiến mọi người nghĩ rằng loại bổ sung Mg bằng phương pháp này là tốt nhất.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng MgO chỉ có tỷ lệ hấp thụ 4%, tương đối kém so với bổ sung các loại magiê khác.

Công dụng của Magnesium ra sao?

Magnesium có công dụng kích thích giải phóng cholescystokinin  – pancreozymin. Điều này giúp tích tụ chất lỏng và chất điện giải bên trong ruột non, làm tăng thể tích và tăng kích thích quá trình vận động của ruột. Bên cạnh đó, thuốc Magnesi còn có nhiều công dụng khác, cụ thể được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn liệt kê dưới đây:

  • Ngăn ngừa và điều trị những triệu chứng do giảm Mg máu Co thắt cơ, run cơ, rối loạn nhịp tim, tăng phản xạ gân xương sâu… Đồng thời điều trị sản giật và bổ sung Mg trong phục hồi cân bằng nước điện giải.
  • Cải thiện tình trạng táo bón: do có tỷ lệ hấp thụ thấp, Magnesium giúp nhuận tràng mạnh và có thể gây ra nhu động ruột.
  • Giảm chứng trào ngược axit: Magnesium hoạt động như một thuốc kháng axit có thể giúp làm giảm chứng trào ngược axit trong cơ thể.
  • Hỗ trợ tình trạng khó tiêu: tương tự như trào ngược axit, khó tiêu cũng là do axit dư thừa, có thể được trung hòa bởi magiê oxit.
  • Khi tiêm, thuốc có tác dụng ngăn ngừa tình trạng co giật trong nhiễm độc máu ở phụ nữ đang mang thai, giảm magnesium máu và điều trị đẻ non.

Tuy nhiên, bạn cần xem xét về khả năng nhuận tràng của Magnesium nếu bạn dự định sử dụng loại thuốc này. Bởi lẽ, tác dụng này của Magnesium có thể khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.

Thận trọng trong việc sử dụng Magnesium

Trước khi sử dụng thuốc và trong thời gian sử dụng thuốc Magnesi, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Mg khi có yêu cầu và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Trẻ em và người lớn tuổi nếu muốn sử dụng thuốc cần có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ
  • Bệnh nhân bị bệnh gan, bệnh thận hoặc suy giảm chức năng gan, thận không nên sử dụng thuốc Magnesi. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn
  • Người bệnh cần báo ngay với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Khi đó các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế hoặc thay đổi phác đồ điều trị của bạn
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Mg. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ khiến trẻ bị ngộ độc
  • Trước khi sử dụng thuốc Mg, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại
  • Người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc Mg. Bởi thành phần trong thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng
  • Trước khi quyết định chữa bệnh với thuốc Mg, người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng tương tác thuốc gây nguy hiểm. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ với bác sĩ có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất, canxi và các loại thảo dược
  • Trong thời gian sử dụng thuốc Mg, nếu nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc bị dị ứng, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa
  • Người bệnh không được sử dụng thuốc Mg quá số liều quy định.

Ngoài ra, khi dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch Mg, bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng có một số lưu ý dành cho người bệnh đó là:

  • Người bệnh không nên tiêm thuốc Mg nhiều lần ở cùng một vị trí
  • Bệnh nhân không nên tiêm thuốc Mg vào đường đi của dây thần kinh
  • Khi mở lọ thuốc Mg, người bệnh cần dùng ngay và lưu ý không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào lọ thuốc. Bởi thành phần trong thuốc sẽ bị phân hủy nhanh khi gặp ánh sáng
  • Trong thời gian tiêm thuốc Mg, nếu cảm thấy đau đớn hoặc có máu trào ngược vào ống tiêm, người bệnh cần rút ngay kim tiêm và tiêm vào một vị trí khác
  • Trước khi tiêm thuốc Mg, vùng da được tiêm và điểm cắt ống tiêm phải được vệ sinh sạch sẽ bằng bông tẩm cồn.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn

Tác dụng phụ của Magnesium mà bạn có thể gặp phải

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của việc bổ sung Magnesium là chuột rút bụng và tiêu chảy. Bạn có thể tránh hoặc giảm triệu chứng này bằng cách ăn một bữa ăn trước khi dùng Magnesium. Nếu những triệu chứng này trở nên khó chịu, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khác. Tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng Magnesium:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Ngất
  • Nôn
  • Mệt mỏi bất thường
  • Tâm trạng thất thường hoặc thay đổi tinh thần

Bạn cần xem xét tất cả các tác dụng phụ mà Magnesium có thể gây ra và so sánh lợi ích của việc sử dụng thuốc xem nó có thực sự vượt trội so với các tác dụng phụ gặp phải hay không.

Cách lựa chọn thay thế giúp tăng mức Mg một cách tự nhiên

Ngoài sử dụng Magnesium, bạn có thể lựa chọn những cách khác để tăng mức Mg trong cơ thể mình một cách tự nhiên. Trong thực tế, bạn có thể tăng mức độ Mg của bạn thông qua chế độ ăn uống của bạn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng việc bổ sung chế độ ăn uống không nên là lựa chọn đầu tiên của bạn khi cần cải thiện mức Mg của cơ thể. Có nhiều loại thực phẩm giàu Mg mà bạn có thể thêm vào bữa ăn của mình, bao gồm:

  • Rong biển khô - 100gram rong biển khô có chứa 770 miligam magiê.
  • Lá rau mùi khô - 100gram lá rau mùi khô cung cấp 694 miligam magiê.
  • Hạt điều – 100gram hạt điều rang khô chứa 77 miligam magiê.28
  • Hạt bí ngô - Bạn có thể nhận được 168 miligam magiê bằng cách tiêu thụ 100gram hạt bí ngô khô.
  • Hạnh nhân - 100gram hạnh nhân có thể cung cấp cho bạn 77 miligam magiê.30
  • Rau chân vịt- Một chén rau chân vịt có chứa 24 miligam magiê.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Magnesium về công dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, những thông tin về thuốc Magnesium ở trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng để thay thế chỉ định của bác sĩ, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ hay dược sĩ của bạn để được tư vấn kỹ hơn.

 

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop