Dược sĩ Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc Klamentin 250 an toàn

Dược sĩ Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc Klamentin 250 an toànKlamentin 250 là thuốc thường được các bác sĩ chỉ định cho các bệnh do vi khuẩn gây ra từ nhẹ đến nặng. Đây là một loại kháng sinh penicillin. Vậy khi điều trị bằng Klamentin 250 bệnh nhân nên cần lưu ý những gì?

Klamentin 250 là thuốc thường được các bác sĩ chỉ định cho các bệnh do vi khuẩn gây ra từ nhẹ đến nặng. Đây là một loại kháng sinh penicillin. Vậy khi điều trị bằng Klamentin 250 bệnh nhân nên cần lưu ý những gì?

Klamentin được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau

Klamentin được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau

Klamentin là thuốc gì?

Amoxicillin (Klamentin) là kháng sinh thuộc nhóm Penicillin. Klamentin có tác dụng giúp chống lại vi khuẩn trong cơ thể thường kháng với penicillin và các loại kháng sinh khác.

Amoxicillin (Klamentin) được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau do vi khuẩn như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai, và nhiễm trùng da. Thuốc Klamentin 250 cũng có thể được sử dụng cho một số bệnh khác chưa được liệt kê trong hướng dẫn thuốc này.

Thành phần của thuốc Klamentin 250

Mỗi viên nén bao phim chứa:

Amoxicillin (Klamentin) trihydrate tương đương với Amoxicillin (Klamentin) 250 mg

Kali clavulanate chứa lượng tương đương Clavulanic Acid (Klamentin) 31.25mg.

Các tá dược đó là: tinh bột natri glycolate, cellulose vi tinh thể, silica keo khan, eudragit E100, rượu isopropyl, magie stearate hàm lượng vừa đủ 1 viên

Thuốc Klamentin 250 có tác dụng ra sao?

Thuốc Klamentin 250 là sự kết hợp của hai hoạt chất là Amoxicillin và Clavulanic Acid. Amoxicillin là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ Beta – lactam có phổ diệt khuẩn rộng đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm do ức chế tổng hộp thành tế bào vi khuẩn làm ngăn chặn sự hình thành lớp vỏ bảo vệ vi khuẩn. Lớp vỏ này rất cần thiết cho sự sống của vi khuẩn. Do đó, kháng sinh trên giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Nhưng Amoxicillin dễ bị hủy bởi beta-lactamase, nên amoxicillin không có tác dụng đối với chủng vi khuẩn sinh sản ra các enzyme này.

Clavulanic Acid là một chất ức chế beta-lactamase làm giảm sức đề kháng và tăng cường hoạt động của Amoxicillin chống lại vi khuẩn. Đồng thời mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của amoxicilin một cách hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn thông thường đã kháng lại amoxicilin, kháng các penicilin khác và các cephalosporin.

Sử dụng thuốc Klamentin 250 như thế nào?

Người bệnh nên sử dụng Klamentin 250 với liều lượng và thời gian đúng như chỉ định.

Uống thuốc Klamentin trước bữa ăn để tăng cường hấp thu Amoxicillin và để giảm thiểu khả năng không dung nạp đường tiêu hóa. Dược sĩ Cao đẳng Dược khuyên không nên dùng Klamentin 250 sau bữa ăn vì dung nạp nhiều chất béo và hấp thu clavulanate bị giảm… Thuốc Klamentin 250 nên được dùng cùng với thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn tránh đau dạ dày

Khi uống, bạn nên nuốt toàn bộ viên thuốc, không được nhai, nghiền nát hoặc phá vỡ thuốc.

Tương tác của thuốc Klamentin 250 với rượu chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng rượu hay chất kích thích khi đang uống thuốc Klamentin 250 để hạn chế tác dụng phụ không muốn xảy ra.

Tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng thuốc với chuyên gia Dược Sài Gòn

Tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng thuốc với chuyên gia Dược Sài Gòn

Cảnh báo khi sử dụng thuốc Klamentin 250

Phụ nữ đang mang thai

Theo nghiên cứu khoa học thì thuốc Klamentin 250 có thể an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, Klamentin được ghi nhận làm giảm nồng độ trong huyết tương của tổng số estriol liên hợp.  Các nghiên cứu trên động vật cho thấy trên thai nhi khi người mẹ sử dụng thuốc xảy tác dụng phụ thấp hoặc không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, những đối tượng đang mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng Klamentin 250.

Phụ nữ đang dùng thuốc ngừa thai cần cẩn trọng khi dùng thuốc Klamentin 250 vì thành phần hoạt chất trong Klamentin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai uống chứa estrogen. Hơn nữa việc sử dụng đồng thời hai thuốc này có thể sẽ gây chảy máu đột ngột hoặc mang thai trong những trường hợp hiếm gặp.

Thời gian cho con bú

Thuốc Klamentin 250 an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Các nghiên cứu ở người đã chỉ ra rằng thuốc không qua được sữa mẹ hay nếu có qua được thì với lượng không đáng kể hoặc sẽ không gây độc cho trẻ.

Đối với những người lái xe

 Thuốc Klamentin 250 có thể gây ra tác dụng phụ như dị ứng, chóng mặt hoặc khiến bạn không thể lái xe. Vì thế đừng lái xe trừ khi bạn cảm thấy khỏe.

Bệnh nhân mắc bệnh thận

Bệnh nhân suy thận cần thận trọng khi dùng thuốc này. Vì dược động học của các thành phần trong thuốc Klamentin chưa được nghiên cứu ở bệnh nhân suy thận. Chống chỉ định Klamentin ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin <30ml / phút và ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Những trường hợp này cần điều chỉnh liều lượng của Klamentin 250 theo ý kiến bác sĩ trong trường hợp này.

Bệnh nhân mắc bệnh gan

Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nên thận trọng khi dùng thuốc Klamentin 250 ở bệnh nhân mắc bệnh gan. Có thể cần điều chỉnh liều của thuốc Klamentin 250 khi cần thiết. Bạn nên theo dõi thường xuyên các xét nghiệm chức năng gan trong khi bạn đang dùng thuốc này. Cần báo cho bác sĩ của bạn về tình trạng sức khỏe gan của bạn.

Với trẻ em và người già

Bệnh nhân nhi nặng 40kg trở lên và có thể nuốt viên nên sử dụng với liều lượng của người lớn.

Không cần điều chỉnh liều lượng thuốc Klamentin 250 cho người cao tuổi.

Với người uống rượu

Hiện chưa có nghiên cứu và thông tin rõ ràng nào cho việc ảnh hưởng khi uống rượu. Tuy nhiên việc uống rượu trong khi được điều trị bằng một số loại kháng sinh sẽ gây ra phản ứng không tốt ở một số bệnh nhân. Vì thế, chúng ta nên tránh uống rượu vài ngày trước khi điều trị bằng Klamentin.

Tác dụng phụ của Klamentin 250

Các tác dụng phụ được nhận định xảy ra phổ biến của thuốc Klamentin đó là: Tiêu chảy, buồn nôn, phát ban da, ngứa, nổi mề đay, đau bụng, viêm âm đạo, vị bất thường, nhức đầu chóng mặt, mệt mỏi

Thuốc Klamentin có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop