Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dàyHiện nay có khá nhiều loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ triệu chứng để có thể đưa ra chỉ định sử dụng thuốc phù hợp

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ triệu chứng để có thể đưa ra chỉ định sử dụng thuốc phù hợp

Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Bài viết dưới đây sẽ là những chia sẻ về về thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc!

MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM XUNG HUYẾT HANG VỊ DẠ DÀY

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị bị tổn thương và giãn mao mạch khiến máu ứ đọng tại vị trí viêm. Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon, nôn mửa,…

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm xung huyết hang vị đều được sử dụng thuốc kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý. Dưới đây là chia sẻ từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về những loại thuốc được dùng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh lý này.

Thuốc trung hòa acid dạ dày

Thuốc trung hòa acid dạ dày thường chứa hoạt chất Aluminium hydroxide và Magnesium carbonate. Sau khi được dung nạp bằng đường uống, các hoạt chất này tạo thành lớp màng có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Với cơ chế trên, nhóm thuốc trung hòa acid có thể hạn chế viêm loét, giảm tăng sinh dịch nhầy và cầm máu tại chỗ. Nhóm thuốc này thường được sử dụng trước khi ăn hoặc ngay khi triệu chứng phát sinh để giảm nhanh cơn đau thượng vị và cảm giác buồn nôn do viêm xung huyết hang vị dạ dày gây ra.

Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân suy thận. Các loại thuốc trung hòa acid dạ dày phổ biến, bao gồm Gastropulgite, Phosphalugel, Yumangel, Pepsane,…

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có khả năng giảm sản xuất dịch vị dạ dày trong thời gian dài. Sau khi ngưng thuốc, hoạt động bài tiết acid ở cơ quan tiêu hóa sẽ được phục hồi.

Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý do tăng tiết acid như hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm xung huyết hang vị,

Thuốc ức chế bơm proton thường phát huy tác dụng sau 3 – 5 ngày sử dụng. Vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu phối hợp với thuốc trung hòa acid để giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên khi sử dụng, cần uống hai nhóm thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Thuốc ức chế bơm proton làm giảm tăng tiết dịch vị nên có khả năng tăng số lượng vi khuẩn Clostridium difficile trong đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra sử dụng nhóm thuốc này dài hạn còn tăng nguy cơ gãy xương và suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Các hoạt chất ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến, bao gồm Rabeprazole (Pariet), Esomeprazole (Nexium), Pantoprazole (Pantoloc), Omeprazole (Losec),…

Thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2

Thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2 (thuốc kháng histamine H2) có tác dụng hạn chế quá trình bài tiết ở dạ dày. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm hang vị, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

Với những trường hợp có nguy cơ khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng histamine H2. Nhóm thuốc này được hấp thu khá tốt và ít khi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Các loại hoạt chất kháng histamine H2 thường dùng, gồm có Cimetidine (Cimetidine stada), Famotidine (Famotidin 40), Ranitidine (Ranitidin 150, 300),…

Thuốc giảm đau chống co thắt

Trong trường hợp cơn đau phát sinh do dạ dày co thắt quá mức, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau chống co thắt. Nhóm thuốc này có thể được dùng cho cơn đau ở đường tiêu hóa, tiết niệu và một số cơ quan khác.

Tuy nhiên thuốc giảm đau chống co thắt chống chỉ định với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi, người bị tắc ruột hoặc liệt ruột.

Các hoạt chất giảm đau chống co thắt được dùng trong điều trị viêm xung huyết hang vị, gồm có: Alverin (Sparenil, Cadispasmin, Spasmaverin,…) và Drotaverin (Pymenospain và Nospa).

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Nhóm thuốc này thường được dùng phối hợp với thuốc ức chế bơm proton/ thuốc kháng thụ thể H2 và thuốc trung hòa acid để cải thiện triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn.

Với trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, bác sĩ có thể phối hợp thêm một loại kháng sinh khác (tổng cộng là 4 nhóm thuốc) để tác động trực tiếp đến vi khuẩn gây bệnh.

Các loại kháng sinh được sử dụng:

  • Amoxicillin: Là kháng sinh nhóm penicillin và có phổ kháng khuẩn rộng. Loại kháng sinh này thường được lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh dạ dày có vi khuẩn HP.
  • Clarithromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được sử dụng phối hợp với Amoxicillin và thuốc kháng thụ thể H2 nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Levofloxacin: Kháng sinh này thuộc nhóm quinolone, thường được sử dụng khi bệnh nhân dị ứng với kháng sinh penicillin. Hoặc được dùng khi vi khuẩn đã kháng lại một số kháng sinh thông thường.

Kháng sinh thường được dùng phối hợp với thuốc kháng H2, thuốc ức chế proton và thuốc trung hòa acid theo phác đồ 3 hoặc 4 thuốc.

Sử dụng kháng sinh có thể làm tăng chủng vi khuẩn gây hại trong đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài. Trong trường hợp này, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay đổi một loại kháng sinh mới.

Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

CẦN LƯU Ý GÌ KHI DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM XUNG HUYẾT HANG VỊ?

Khi dùng thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh bạn cần:

  • Chỉ dùng thuốc sau khi được bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Tự ý sử dụng thuốc có thể che lấp các dấu hiệu bất thường và làm sai lệch kết quả chẩn đoán.
  • Không tùy tiện thay đổi liều dùng, thời gian sử dụng hay tự ý phối hợp các loại thuốc điều trị.
  • Trong những trường hợp sử dụng kháng sinh, cần dùng thuốc đều đặn để tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Nếu nhận thấy phản ứng quá mẫn (phát ban da, nổi mề đay, sưng cổ họng,…) bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế các loại thuốc khác.
  • Trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc, cần chủ động ngưng sử dụng và gọi cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
  • Một số trường hợp xung huyết hang vị có thể bị chảy máu dạ dày. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu nôn ra máu, phân đen, có lẫn máu tươi,… nên đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
  • Việc sử dụng thuốc chỉ đạt kết quả tốt khi phối hợp với chế độ ăn và lối sống lành mạnh.

Trên đây là tổng hợp từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về một số loại thuốc điều tị viêm xung huyết hang vị dạ dày.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop