Bệnh Thủy đậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó trẻ em là nhóm đối tượng dễ lây bệnh nhất, do vậy các bậc phụ huynh cần trang bị cho trẻ cách phòng tránh hiệu quả.
Giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cách phòng bệnh Thủy đậu ở trẻ
Hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh Thủy đậu qua bài viết sau đây, trước tiên ta cần biết bệnh Thủy đậu là gì?
Bệnh Thủy đậu là gì?
Bệnh Thủy đậu là bệnh do một loại virut có tên khoa học là Varicella - Zoster lây qua đường hô hấp (hoặc không khí) và người lành rất dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân Thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi…
Bệnh có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ em ở độ tuổi từ 2 – 7. Tính đến thời điểm này thì bệnh đang có dấu hiệu gia tăng và là nguyên nhân, khởi nguồn cho nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh do sức đề kháng chưa hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm vắc-xin Thủy đậu. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3 và tháng 4 trong năm nên các bậc phụ huynh cần chú ý đến một số đặc điểm của bệnh để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh Thủy đậu
Nếu được chăm sóc đúng cách, đặc biệt trong vấn đề vệ sinh da, cá nhân tốt thì bệnh thường sẽ tự khỏi trong vòng 10 -14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc, điều trị tích cực và đúng cách, nhất là trẻ nhỏ chưa ý thức được vệ sinh sạch sẽ thì việc nhiễm trùng nốt đậu có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da. Mặt khác, nhiễm trùng huyết làm suy sụp sức khỏe của trẻ, thậm chí tử vong nếu không được điều trị.
Không chỉ còn là nhiễm trùng, Thủy đậu còn gây ra biến chứng viêm não như bại não, điếc, động kinh, chậm phát triển tâm thần, viêm phổi… không chỉ là gánh nặng của gia đình mà còn toàn xã hội.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng
Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ cách phòng chống bệnh Thủy đậu
Theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, để có thể điều trị bệnh Thủy đậu hiệu quả, đặc biệt là các bậc phụ huynh cần chú ý những khác biệt của bệnh Thủy đậu so với bệnh tay chân theo gợi ý như sau:
- Bóng nước trong bệnh Thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều.
- Bóng nước trong bệnh Thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, tuy nhiên đối với bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau.
- Bóng nước trong bệnh Thủy đậu xuất hiện toàn thân, nhưng cần nhớ rằng bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như ổ miệng lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng khớp gối hoặc vùng mông.
Giải pháp hữu hiệu và đánh giá an toàn nhất hiện nay để phòng tránh Thủy đậu chính là tiêm vacxin phòng bệnh. Các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi cần đến ngay cơ sở y tế để tiêm ngừa vắcxin Thủy đậu, một vắcxin đã được kiểm chứng là hiệu quả bảo vệ cao gần như tuyệt đối.
Ngoài ra, phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen, ý thức nâng cao phòng vệ, hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống tốt, để bảo vệ trẻ tối ưu và phòng tránh tình trạng tái nhiễm Thủy đậu sau tiêm chủ, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ tiêm đủ 2 liều vắcxin Thủy đậu, liều thứ 2 cách liều đầu tốt nhất sau 6 tuần hoặc tiêm nhắc liều thứ 2 lúc trẻ được 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bảo vệ cho trẻ.
Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, với điều kiện thuận lợi để dịch bệnh Thủy đậu phát tán và lây bệnh cho con người như hiện nay thì những giải pháp phòng ngừa, điều trị luôn cần được đặt lên hàng đầu. Nếu không muốn con em mình rơi vào những biến chứng do bệnh gây ra thì bạn nên thực hiện theo những khuyến cáo của cán bộ y tế, sinh hoạt lành mạnh để có sức đề kháng phòng bệnh tốt nhất.