Khám phá bài thuốc trong YHCT phòng tăng huyết áp từ giấm

Khám phá bài thuốc trong YHCT phòng tăng huyết áp từ giấmGiấm trong y học cổ truyền là một trong những vị thuốc hay dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó phổ biến là bệnh tăng huyết áp.

Giấm trong y học cổ truyền là một trong những vị thuốc hay dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó phổ biến là bệnh tăng huyết áp.

Sủ dụng giấm có thể điều trị tăng huyết áp hiệu quả

Sủ dụng giấm có thể điều trị tăng huyết áp hiệu quả

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, tăng huyết áp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng (huyễn là chỉ hoa mắt, chóng mặt; vựng là váng đầu, đau đầu) trong Y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ các yếu tố khác nhau như: tinh thần căng thẳng kéo dài, hay lo nghĩ; ăn uống không điều độ; nội thương hư tổn. Thầy thuốc y học cổ truyền Sài Gòn quy nạp chứng huyễn vựng thành 4 thể lâm sàng chính: can dương vượng, can thận âm hư, đàm thấp, tâm tỳ hư và tùy vào tính chất của bệnh lý ở mỗi thể bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó phương pháp đơn giản nhất là áp dụng các bài thuốc từ giấm.

Sở dĩ có thể nói như vậy bởi acid nicken và vitamin C trong thành phần của giấm có tác dụng làm hạ cholesterol, giãn mạch, chống béo phì và tăng cường tính đàn hồi của thành mạch. Do đó, các thực phẩm ngâm với giấm như đậu nành, nấm hương, lạc, tỏi, rong biển... đều có tác dụng phòng chống vữa xơ động mạch, giảm mỡ máu, góp phần điều hòa huyết áp.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ giấm

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng được các thầy thuốc, y sĩ y học cổ truyền tin tưởng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp dưới đây:

Đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn năm 2019

Đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn năm 2019

Bài 1: Tỏi vừa đủ (dùng loại vỏ tím càng tốt) bóc bỏ vỏ rồi đem ngâm cùng với 150g đường đỏ trong 150ml giấm, có thể dùng sau chừng nửa tháng. Mỗi ngày ăn 2 tép tỏi và uống một chút nước giấm vào lúc sáng sớm khi chưa điểm tâm. Liệu trình dùng từ 10 - 15 ngày.

Bài 2: Giấm 500ml cho vào nồi đun sôi, tiếp đến đổ 500g mật ong vào luyện thành dạng hồ. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 10g.

Bài 3: Lạc sống (hạt lạc còn nguyên vỏ): Khoảng 1 bát, ngâm với một lượng giấm vừa đủ ít nhất trong 7 ngày, đảo 2 lần mỗi ngày. Ăn mỗi lần 10 hạt vào buổi sáng và buổi tối hàng ngày. Khi huyết áp đã hạ và ổn định có thể chỉ ăn 1 lần trong ngày.

Bài 4: Nấm hương lượng vừa đủ, bỏ cuống, rửa sạch rồi cho vào trong lọ, đổ giấm ngập kín ngâm trong khoảng nửa tháng là có thể dùng. Ngoài ra bạn cũng có thể thay nấm hương bằng rong biển (còn gọi là côn bố hoặc hải đới). Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml.

Bài 5: Đậu nành rang vàng 500g (chú ý không được để cháy), đem ngâm với 1 lít giấm, sau 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 - 6 hạt. Bài thuốc được các chuyên gia đánh giá cao có lợi cho sức khỏe nếu dùng thường xuyên; đồng thời đây cũng là một trong những bài thuốc phòng trị tăng huyết áp không thể bỏ qua tại các lớp học Đại học, Trung cấp Y học cổ truyền.

Bài 6: Đập 1 quả trứng gà vào bát, sau đó đổ 60ml giấm vào quấy đều rồi hấp chín, ăn vào sáng sớm. Liệu trình 7 ngày, tuy nhiên bạn có thể dùng liên tục vài liệu trình.

Bài 7: Đem hòa tan 500g đường phèn với 100ml giấm, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml sau bữa ăn. Liệu trình  10 ngày và có thể dùng liên tục 3 - 5 liệu trình.

Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến và đáng sợ hiện nay bởi những hậu quả mà chúng gây ra. Tuy nhiên nếu xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và áp dụng các bài thuốc từ giấm trên sẽ mang lại tác dụng tích cực trong công tác phòng trị bệnh tăng huyết áp cũng như một số bệnh lý khác.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop