Khi trẻ bị hăm tã cha mẹ cần chăm sóc và điều trị thế nào?

Khi trẻ bị hăm tã cha mẹ cần chăm sóc và điều trị thế nào?Trẻ bị “hăm tã” là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng đến mức stress, dù đã cố gắng chuẩn bị, chăm sóc con rất chu đáo. Vậy nguyên do ở đâu và làm gì khi trẻ bị hăm tã?

Trẻ bị “hăm tã” là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng đến mức stress, dù đã cố gắng chuẩn bị, chăm sóc con rất chu đáo. Vậy nguyên do ở đâu và làm gì khi trẻ bị hăm tã?

Khi trẻ bị hăm tã cha mẹ cần chăm sóc và điều trị thế nào?

Làn da của bé mỏng manh, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương

Mặc dù mẹ đã vệ sinh và chăm sóc con rất cẩn thận, nhưng rồi một ngày đẹp trời, nếu mẹ phát hiện vùng da tiếp xúc tã bị mẩn đỏ, chính là lúc bé bị hăm tã làm phiền.

Nguyên nhân dẫn đến “hăm tã” ở trẻ

Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, nguyên nhân dẫn đến “hăm tã” ở trẻ có rất nhiều như:

  • Do làn da của bé mỏng manh, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, khi cọ xát với tã đều có khả năng gây nổi mẩn đỏ, loang rộng thành các vết rách, chảy máu, mụn mủ gây đau rát.
  • Nước tiểu hoặc phân lưu lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, làm cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu. Các chất bẩn cặn bã trong nước tiểu và phân sẽ tấn công vào làn da mỏng manh của bé, gây đỏ tấy, đau rát.
  • Việc các mẹ quá lạm dụng phấn rôm sau khi tắm làm bít tắc lỗ chân lông, làn da bé không được thông thoáng.
  • Vùng mông và khu vực sinh dục sau khi tắm chưa được lau khô, vẫn còn ẩm, mẹ đã vội bọc tã cho bé cũng dễ làm bé bị hăm.
  • Bé dị ứng với thành phần bột giặt, nước xả mà mẹ dùng để giặt tã cho bé.
  • Do bé dị ứng với thức ăn. Một số thực phẩm(cà chua hoặc nước cam) cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi thành phần phân của bé. Dấu hiệu của bệnh hăm do thức ăn là nổi mảng đỏ ở vùng hậu môn, màu đỏ đậm dần, có thể dẫn đến chảy máu, mưng mủ.

Ngoài những nguyên nhân trên, một nguyên nhân cũng dẫn đến hăm da ở trẻ đó là tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.

Các biểu hiện của “hăm tã”

Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ, kèm theo mùi khai. Bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc, ngủ không thẳng giấc.

Khi trẻ bị hăm tã cha mẹ cần chăm sóc và điều trị thế nào?

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Cách chăm sóc và điều trị khi bé bị “hăm tã”

Khi biết rõ nguyên nhân gây hăm tã, mẹ sẽ có cách chăm sóc và trị các vết hăm tã cho bé hiệu quả hơn. Các biện pháp chăm soc và điều trị khi trẻ bị hăm tã cần chú ý nhưng điều sau:

  • Vệ sinh vùng hăm cho bé: Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Mẹ có thể chọn lá trà xanh, lá trầu hoặc lá ổi nấu với nước sôi, để nguội, dùng nước này rửa vùng da bị hăm cho bé sau mỗi lần thay tã.
  • Bôi thuốc trị hăm: Sau khi đã tắm rửa vệ sinh cho bé sạch sẽ, mẹ bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị hăm và để bé thông thoáng, không mặc tã trong ít nhất 1 tiếng để đem lại hiệu quả cao nhất. Mẹ có thể lựa chọn các loại kem hăm: Bubchen, Sudocream, Sanosan, Bepanthen...
  • Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng: Những loại trái cây có tính axít cao như quả mâm xôi, quả việt quất, cam, cà chua… Khi bé có dấu hiệu bị hăm tã, các mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày để cải thiện tình hình. Đối với các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, cần chú ý khẩu phần ăn của mình. Bởi ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa sẽ làm phân của bé thay đổi, cũng là nguyên nhân gây hăm ở bé.

Ngoài ra bậc cha mẹ cũng cần thay tã cho bé thường xuyên, tùy nhu cầu đi vệ sinh của bé, tốt nhất là 3-4 tiếng thay một lần giúp cho da bé khô thoáng và sạch sẽ. Chọn bỉm có size phù hợp với bé, không quá chật làm da bé bị cọ sát mạnh với bỉm gây đau rát.

Nên để mông, bẹn của bé được thoáng khí. Nếu trời ấm, bạn có thể cởi bỉm cho con, gấp một chiếc tã vải lót trên tấm ni-lon rồi kê dưới mông của bé, tránh giường ướt do bé tè.

Trên đây là nhưng chia sẻ từ chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về các biện pháp chăm sóc và điều trị khi trẻ bị hăm tã, qua bài viết hi vọng bậc phụ huynh có được những kiến thức hữi ích trong việc chăm sóc trẻ hiệu quả.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop