Nếu không may mắn sở hữu làn da trắng sáng ngọc ngà mà là sần sùi và sạm đen thì cũng đừng có buồn phiền bởi những bài thuốc YHCT sau đây sẽ giúp bạn sở hữu làn da trắng trẻo không tì vết.
Da sần sùi xạm đen luôn là nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ
Một số bài thuốc đông y làm đẹp da cho các chị em
Bài thuốc Y học cổ truyền 1
Nguyên liệu: Đại hoàng 12g, cam thảo 3g.
Thực hiện: đem các nguyên liệu sắc lấy nước uống. Chú ý bài thuốc này không nên sắc lâu, sau khi sôi chỉ đun tiếp khoảng 3-4 phút là dừng.
Tác dụng: Đại hoàng trong bài thuốc có tác dụng tả tích nhiệt, thông phủ khí, thanh trừ táo nhiệt trong trường vị. Cam thảo có thể hòa hoãn tính mãnh liệt của Đại hoàng, trong khi có thể hộ vệ phò trợ chính khí, khiến công hạ mà không tổn thương chính khí. Khi 2 vị thuốc Y học cổ truyền này kết hợp lại với nhau sẽ có tác dụng bài trừ thực nhiệt trong trường vị, từ đó đại tiện thông suốt, khắc phục tình trạng táo bón – nguyên nhân dẫn đến da dẻ sần sùi. Không chỉ có tác dụng đối với những người có da dẻ sần sùi mà bài thuốc còn có tác dụng đối với người mắc chứng chướng bụng, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, thể chất mạnh.
Tuy nhiên đối với những phụ nữ mang thai, cơ thể hư nhược, đang thời kỳ kinh nguyệt và cho con bú không nên dùng.
Bài thuốc 2 - Thuốc rửa mặt bằng Đông qua
Nguyên liệu: Đông qua ( bí đao) 1 trái, 1500g rượu, 600g mật ong.
Thực hiện: Dùng dao bằng tre gọt bỏ vỏ xanh Đông qua, xắc miếng mỏng. Sử dụng rượi và 1000g nước nấu đông qua đến chín nhừ. Sau đó dùng vải lọc bỏ bã, nấu cô tiếp thành dạng cao rồi cho vào 600g mật ong. Đun tiếp cho đến khi độ đặc sệt vừa phải, rồi dùng vải lọc qua, cho vào chum sành đậy kín lại.
Tác dụng: Khi dùng bạn chỉ lấy độ khoảng như hạt dẻ, dùng tân dịch (nước bọt) hòa đều, thoa lên mặt, rồi dùng tay chà mặt. Đông qua từ bỏ đến hạt đều có tác dụng làm đẹp. Ngoài tác dụng lợi tiểu tiêu thũng, giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn cho biết vỏ đông qua cũng có thể làm kem thoa mặt; ruột đông qua xắt miếng dùng chà lên da mang lại hiệu quả chữa sảy. Bài thuốc này lấy hạt và ruột đông qua làm chủ, có tác dụng thanh nhiệt nhuận da, khử can ban, trắng da mặt.
Tân dịch có tác dụng tiêu sưng giải độc, vừa dùng tân dịch điều hòa thuốc, lại vừa chữa bệnh ngoài da. Do đó việc sử dụng bài thuốc làm đẹp da này sẽ có tác dụng trong việc làm sắc mặt từ đen sạm chuyển trắng và tươi mát mịn màng.
Đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn 2019
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Ma hoàng 9g, hạnh nhân 9g, ý dĩ 30g, chích cam thảo 3g.
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc và uống trước bữa ăn, ngày uống 3 lần.
Tác dụng: Ma hoàng có công năng sơ tán phong hàn, tuyên phế lợi tiểu, tác dụng tuyên phế lợi tiểu của nó, làm cho lỗ chân lông được thông suốt không bị tắc nghẽn, có lợi cho bài trừ phần nước thừa trong cơ thể, có thể đẩy mạnh sự thay thế của nước dịch trong cơ thể. Hạnh nhân, ý dĩ hợp dùng có thể lợi khí khử thấp, trong đó hạnh nhân có thể chữa được nhiều bệnh ngoài da, đẩy mạnh đại tiện thông suốt, có thể giảm cân, dùng ý dĩ có tác dụng trừ đi phần nước thừa trong cơ thể. 4 vị thuốc này hợp lại có công hiệu khu phong trừ thấp, lợi tiểu.
Theo các ý sĩ tốt nghiệp Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, tà uất của phong thấp làm cản trở sự thông suốt của da thịt, làm cho lỗ chân lông bị tắc ngẽn, làm công năng sơ tiết bị thất thường, dẫn tới da dẻ sần sùi. Theo đó, đây là bài thuốc có thể sơ phong trừ thấp, góp phần làm da trắng sáng, cải thiện tình trạng da sần sùi do phong thấp ẩn trong da gây ra.
Với những bài thuốc đông y làm đẹp da trên, hi vọng chị em tìm cho mình được phương pháp phù hợp góp phần cải thiện tình trạng và tự tin với làn da trắng sáng.