Lưu ý về bệnh tả từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Lưu ý về bệnh tả từ B.s Trường Dược Sài GònBệnh tả là bệnh lý cấp tính ở đường tiêu hoá, gây nôn và tiêu chảy nhiều dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Bệnh tả là bệnh lý cấp tính ở đường tiêu hoá, gây nôn và tiêu chảy nhiều dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Lưu ý về bệnh tả từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Tổng quan bệnh bệnh tả

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bệnh tả trước đây từng gây những trận đại dịch lớn và làm tử vong hàng triệu người. Hiện nay bệnh đã được khống chế nhưng vẫn còn xảy ra ở châu Phi và một số nước châu Á.

Nguyên nhân bệnh

Do vi khuẩn vibrio cholerae gây bệnh. Vibrio cholerae hình dấu phẩy, di động nhanh nhờ có một lông, chúng phát triển tốt trong môi trường có nhiều dinh dưỡng, môi trường kiềm như trong nước, thức ăn, trong cơ thể của các động vật biển (cá, cua, sò biển...)... đặc biệt là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày đến 2 - 3 tuần. Phẩy khuẩn tả có bị tiêu diệt bởi nhiệt độ (80°C/5 phút), hoá chất diệt khuẩn thông thường và môi trường axit.

Nguồn nước ô nhiễm, sò ốc sống, trái cây tươi sống, rau quả và các loại thực phẩm khác cũng có thể chứa vi khuẩn cholerae.

Triệu chứng bệnh

Các biểu hiện chính của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau bụng và nôn mửa những chất lỏng trong suốt.

Thời kỳ ủ bệnh: Kéo dài từ vài giờ cho đến 5 ngày.

Thời kỳ khởi phát: Biểu hiện chủ yếu là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.

Thời kỳ toàn phát:

  • Tiêu chảy liên tục, đi ngoài rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi 10 đến 20 lít nước chất thải một ngày. Đặc điểm phân trong bệnh tả điển hình chỉ toàn là nước màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không thấy có nhầy máu.
  • Nôn mửa rất dễ dàng, lúc đầu nôn ra thức ăn, lúc sau nôn toàn nước.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tả thường không sốt, ít khi đau bụng.
  • Tình trạng mất điện giải gây mệt lả, chuột rút...
  • Triệu chứng mất nước: tụt huyết áp, mạch nhanh, mắt trũng, da nhăn nheo, giảm nước tiểu....

Thời kỳ hồi phục: Từ 1 - 3 ngày nếu được bù đủ nước và điều trị kháng sinh phù hợp.

Đường lây truyền bệnh Bệnh tả

Chủ yếu truyền qua nguồn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn.

Khi ăn phải thức ăn có chứa vi khuẩn, hầu hết chúng không thể sống sót được trong môi trường axit của dạ dày người. Một số vi khuẩn sống sót vượt qua khỏi dạ dày và đến ruột non, chúng sẽ di chuyển qua màng nhầy dày của ruột để đến thành ruột, nơi mà chúng có thể phát triển mạnh. Vi khuẩn V. cholerae bắt đầu sản xuất các sợi xoắn xoay để đẩy mình qua chất nhầy của thành ruột non.

Khi đến thành ruột, V. cholerae bắt đầu sản xuất các độc tố gây tiêu chảy lượng lớn ở người bị nhiễm.

Đối tượng nguy cơ bệnh Bệnh tả

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:

  • Điều kiện vệ sinh kém
  • Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn phá bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai
  • Giảm hoặc không có axit dạ dày
  • Người nhóm máu O: các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu của họ.
  • Ăn thức ăn chưa được nấu chín và các loài hải sản có vỏ.

Lưu ý về bệnh tả từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Chẩn đoán và điều trị bệnh tả

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng thông qua hỏi bệnh và thăm khám. Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm để chẩn đoán xác định:

  • Soi phân: giúp chẩn đoán nhanh. Soi phân dưới kính hiển vi nền đen sẽ thấy phẩy khuẩn tả di động mạnh trong phân, nhuộm Gram cho hình ảnh phẩy khuẩn không bắt màu Gram.
  • Cấy phân sớm khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy lần đầu tiên và trước khi điều trị kháng sinh. Đối với môi trường cấy chuyên biệt: phẩy khuẩn tả sẽ mọc rất nhanh và có thể xác định sau 24 giờ cấy.
  • Kỹ thuật PCR tìm gen CTX: giúp chẩn đoán bệnh tả nhanh (nếu có điều kiện).
  • Cô đặc máu: Hematocrit tăng.
  • Rối loạn điện giải: giảm kali, giảm bicarbonat, pH thấp.
  • Suy thận: nồng độ ure và creatinin máu tăng trong những trường hợp bệnh tả nặng

Các biện pháp điều trị bệnh

  • Cách ly bệnh nhân nhiễm phẩy khuẩn tả.
  • Bổ sung nước và điện giải nhanh chóng, đầy đủ.
  • Sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Điều trị cụ thể:

  • Bù nước và điện giải bằng các loại dịch qua đường uống (oresol, nước cam chanh...)
  • Dịch truyền tĩnh mạch giúp bệnh nhân bù nước trong những trường hợp mất nước nghiêm trọng.
  • Thuốc kháng sinh không cần thiết cho việc điều trị bệnh tả, nhưng một số loại thuốc có thể làm giảm cả số lượng và thời gian tiêu chảy.
  • Bổ sung kẽm: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có thể làm giảm và rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ em mắc bệnh tả.

Phòng ngừa bệnh bệnh tả

Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa bệnh tả:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, có thể sử dụng chất khử trùng tay có cồn đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.
  • Uống nước đun sôi để nguội hoặc đã được khử trùng.
  • Ăn thực phẩm còn nóng và được nấu chín hoàn toàn, tránh những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
  • Tránh ăn sushi, các món hải sản sống
  • Gọt vỏ trái cây, rau quả trước khi ăn, chẳng hạn như chuối, cam, nho
  • Cảnh giác với các thực phẩm từ sữa, bao gồm cả kem và sữa chưa tiệt trùng.

Vắc-xin: vắc-xin tả dùng qua đường uống an toàn và hiệu quả. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng của các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người bị nhiễm HIV, ở những quốc gia mà bệnh tả vẫn còn nhiều.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop