Một số lưu ý với dược sĩ khi tư vấn điều trị bệnh tại nhà thuốc

Một số lưu ý với dược sĩ khi tư vấn điều trị bệnh tại nhà thuốcDược sĩ bán thuốc tại quầy thuốc hay nhà thuốc đều phải biết cách thức sử dụng thuốc và tư vấn điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả. Vậy Dược sĩ phải lưu ý gì khi tư vấn điều trị bệnh tại nhà thuốc?

Dược sĩ bán thuốc tại quầy thuốc hay nhà thuốc đều phải biết cách thức sử dụng thuốc và tư vấn điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả. Vậy Dược sĩ phải lưu ý gì khi tư vấn điều trị bệnh tại nhà thuốc?

Một số lưu ý với dược sĩ khi tư vấn điều trị bệnh tại nhà thuốc

Dược sĩ đều phải biết cách thức sử dụng thuốc và tư vấn điều trị bệnh

Hãy cùng các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu những lưu ý với dược sĩ khi tư vấn điều trị bệnh tại nhà thuốc qua bài viết sau!

Trường hợp bệnh nhân viêm khớp

Đối với những trường hợp bệnh nhân viêm khớp. Dù là ở khớp nào đi nữa thì cũng chỉ nên tư vấn điều trị bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau, 3b, giãn cơ.

Đặc biệt không dùng kháng sinh trong điều trị. Dược sĩ tuyệt đối “đừng” học theo các toa có kháng sinh vì ở đó bác sĩ đã làm xét nghiệm và biết nhiễm liên cầu. Ở vị trí nhà thuốc không kết hợp kháng sinh trong điều trị các trường hợp viêm khớp

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng khuyên cáo, trong những trường hợp điều trị giảm triệu chứng, được sĩ cần khuyên bệnh nhân có thời gian đi khám sớm.

Trường hợp bệnh nhân bị viêm đại tràng - hội chứng ruột kích thích

Đối với các trường hợp viêm đại tràng - hội chứng ruột kích thích thường hay gặp ở những đối tượng uống bia rượu. Trong liều điều trị dược sĩ cũng tuyệt đối không dùng kháng sinh cho bệnh nhân. Các dược sĩ nhà thuốc chỉ nên điều trị cho bệnh nhân bằng men vi sinh hoặc thuốc điều hoà nhu động ruột.

Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy

Đối với bệnh nhân tiêu chảy, dược sĩ cần tìm hiểu nguyên nhân và số lần đi tiêu. Đặc biệt, dược sĩ tuyệt đối không vội dùng Loperamid ngay từ đầu, vì điều này sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh nếu bệnh nhân đang nhiễm khuẩn.

Hãy nhớ “thà cầm đường ói, không cầm đường tiêu”. Khi cầm tiêu chảy sẽ dẫn tới phản ứng ngược, bệnh nhân sẽ ói, và ói thì sẽ rất khó điều trị bằng đường uống.

Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý về da

Đối với các bệnh lý về da hay nhớ rằng bôi sẽ cho hiệu quả hơn đường uống. Chàm da, viêm nang lông, nấm da... Hãy dùng phác đồ thuốc bôi da cộng thêm các vitamin và khoáng chất tốt cho da để bổ trợ.

Người dược sĩ cần hạn chế dùng các thuốc đường uống như kháng sinh nhóm Quinolon, kháng nấm. Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ, cần thận trọng.

Một số lưu ý với dược sĩ khi tư vấn điều trị bệnh tại nhà thuốc

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ uy tín

Trường hợp bệnh nhân là các bệnh nhi hoặc trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Đối với trường hợp là các bệnh nhi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Dược sĩ cần tuyệt đối hạn chế điều trị tại nhà thuốc các bệnh như ho đàm khò khè. Các trường hợp này thường do phế quản, cần chỉ đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ từ các Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về những lưu ý khi điều trị bệnh tại nhà thuốc. Qua bài viết hi vọng bạn đọc cũng như các Dược sĩ có được nhiều kiến thức hữu ích.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop