Người bị viêm gan sử dụng thuốc như thế nào để không gây độc cho gan

Người bị viêm gan sử dụng thuốc như thế nào để không gây độc cho ganGan là một bộ phận quan trọng trong chuyển hóa thuốc của cơ thể. Vậy nên sử dụng thuốc ở người viêm gan như thế nào để không gây độc cho gan?

Gan là một bộ phận quan trọng trong chuyển hóa thuốc của cơ thể. Vậy nên sử dụng thuốc ở người viêm gan như thế nào để không gây độc cho gan?

Sử dụng thuốc như thế nào để không gây ngộ độc cho gan?

Sử dụng thuốc như thế nào để không gây ngộ độc cho gan?

Vì sao thuốc có thể gây độc cho gan?

Xét tổng thể, Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia một cách tương đối toàn bộ thuốc ra thành hai nhóm:

“Nhóm thuốc gây độc với gan” hay thuốc gây viêm gan bao gồm những thuốc mà người bình thường khỏe mạnh khi dùng chúng đúng chỉ định, đúng liều nhưng lại có thể gây tổn thương gan

“Nhóm thuốc không gây độc với gan” hay thuốc không gây viêm gan bao gồm những thuốc mà người bình thường khỏe mạnh khi dùng đúng chỉ định, đúng liều không gây tổn thương gan.

Trong định nghĩa này không bao gồm người dùng trước đó đã bị bệnh gan hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định, đúng liều. Nếu không tuân theo điều kiện giới hạn này sẽ rất dễ xếp nhầm nhóm này vào nhóm khác. Có thể nêu một vài ví dụ như:

Pacracetamol khi uống sẽ chuyển thành chất chuyển hóa trung gian có độc với gan. Tuy nhiên nếu dùng đúng chỉ định (để hạ nhiệt giảm đau) và đúng liều (mỗi ngày từ 2 - 4 viên 500mg) chất trung gian hóa học có độc cho gan sinh ra ít, gan sinh ra đủ chất để hóa giải nên gan không bị tổn thương. Nhưng nếu dùng liều quá cao, chất trung gian có độc với gan sinh ra quá nhiều, gan không sinh ra đủ chất để hóa giải nên gan bị tổn thương. Vì lẽ trên mà người ta xếp paracetamol vào “nhóm thuốc không gây độc cho gan”, được coi là thuốc lành tính có thể dùng cho mọi lứa tuổi bán không yêu cầu kê đơn (OTC).

Corticoid vốn không có tính độc với gan tuy nhiên khi dùng không đúng chỉ định (dùng cho người viêm gan bị phù, cổ chướng...) do corticoid  giữ nước nên sẽ làm nặng thêm bệnh này.

Các thuốc an thần lợi tiểu chống táo bón nhưng khi dùng không đúng chỉ dịnh (dùng cho người bị bệnh não do gan) cũng làm tăng nặng thêm bệnh này.

Người bị bệnh viêm gan nên dùng thuốc như thế nào?

Người viêm gan khi dùng “nhóm thuốc không độc với gan” vẫn có thể bị hại. Lý do là ở người viêm gan chức năng gan suy giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến dược động học của thuốc làm thay đổi hoạt tính, thay đổi các tác dụng phụ nên có thể gây ra các tai biến khác nhau. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lấy một số thí dụ như:

Thông thường thuốc vào máu sẽ gắn kết với protein của huyết tương thành dạng phức hợp, sau đó dưới tác động của gan mới giải phóng trở lại thành dạng tự do, rồi chuyển hóa thành chất trung gian có hoạt tính hoặc chất trung gian không độc để thải ra ngoài. Người bị viêm gan chức năng sản xuất albumin của gan bị suy giảm, sự gắn kết giữa protein với thuốc bị suy giảm, do đó thuốc tồn tại trong máu dưới dạng tự do có nồng độ cao làm tăng độc tính như phenytoin, prednisolon.

Gan sản xuất các yếu tố đông máu. Khi viêm gan chức năng gan suy giảm, các yếu tố đông máu bị thiếu, do đó thời gian đông máu kéo dài, thậm chí không đông. Lúc này nếu dùng một thuốc cầm máu, hiệu lực thuốc cầm máu bị giảm, sự cầm máu bị chậm trễ hay không thể cầm máu. Ngược lại khi dùng một thuốc chống đông hiệu lực thuốc chống đông sẽ tăng quá mức gây ra tác dụng phụ chảy máu.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách cùng chuyên gia Sài Gòn

Hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách cùng chuyên gia Sài Gòn

Người bị viêm gan ứ mật chức năng sản xuất và tiết mật bị đình trệ. Do đó sự chuyển hóa thuốc không tan trong mỡ bị giảm, thuốc không bị mất nhiều, từ đó sinh khả dụng thuốc tăng. Ngược lại cũng do thiếu mật, mỡ không được nhũ hóa nên các thuốc tan trong mỡ sẽ hấp thu ít, từ đó sinh khả dụng của thuốc cũng bị giảm.

Nhóm thuốc không độc với gan không phải là chống chỉ định bắt buộc đối với người viêm gan, khi cần thiết vẫn có thể cho người viêm gan dùng nhóm thuốc này nhưng khi cho dùng thầy thuốc phải tính kỹ để chọn liều dùng phù hợp. Ví dụ như người viêm gan không sản xuất đủ các yếu tố đông máu làm cho thời gian đông máu bị kéo dài. Khi cần dùng thuốc chống đông máu cho người này phải giảm liều để tránh tai biến bị chảy máu.

Những nhóm thuốc nào có độc với gan?

Có rất nhiều thuốc độc với gan trong đó có những nhóm chính sau:

- Nhóm kháng sinh: một số kháng sinh có độc với gan. Thí dụ trong nhóm macrolid thì clarithromycin, azithromycin chủ yếu chỉ làm tăng enzym AST, bilirubin trong máu kèm theo gây vàng da, tăng bạch cầu eosin trong khi đó tuy cùng nhóm macrolic nhưng tellimycin lại làm tổn thương tế bào gan với tần suất vượt hẳn hai thuốc trên còn treandomycin gây độc cho gan theo dạng hỗn hợp rất nguy hiểm.

- Nhóm chống lao: nhóm thuốc này tạo ra các chất độc tác dụng lên protein gan làm hoại tử tế bào gan hoặc tạo ra các phức hợp kháng nguyên kích thích tế bào lympho đưa dến phản ứng miễn dịch gây nhiêm độc gan.

- Nhóm diệt ký sinh trùng: thuốc sốt rét gây rối loạn chức năng gan. Thuốc giun vừa gây rối loạn chức năng gan vừa gây ứ mật.

- Nhóm tim mạch: đa số thuốc tim mạch gây ứ mật. Chỉ một ít thuốc tim mạch gây hoại tử gan hay gây độc hỗn hợp gan.

- Nhóm hormon: có hormon gây ứ mật nhưng tự hồi phục như testosteron, thuốc tránh thai nữ. Có hormon gây hoại tử gan như kháng giáp tổng hợp.

- Nhóm trị ung thư: có thể gây xơ gan, viêm gan.

- Nhóm tâm thần - thần kinh: thuốc chống động kinh có thể gây bất thường gan.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop