Nguyên nhân và cách điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóaBệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa thường đến cấp cứu vào giai đoạn muộn khi tình trạng đã ở mức độ nghiêm trọng. Xuất huyết tiêu hóa  là hiện tượng phổ biến, có thể gặp trên nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa thường đến cấp cứu vào giai đoạn muộn khi tình trạng đã ở mức độ nghiêm trọng. Xuất huyết tiêu hóa  là hiện tượng phổ biến, có thể gặp trên nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Xuất huyết tiêu hóa cũng có thể là biểu hiện của ung thư trực tràng

Xuất huyết tiêu hóa cũng có thể là biểu hiện của ung thư trực tràng

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu ở đường tiêu hóa từ miệng đến trực tràng. Một số triệu chứng thường gặp mà bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bao gồm: nôn máu đỏ, máu đen, đi phân lẫn máu hoặc phân đen. Mât máu rỉ rả trong thời gian dài có thể gây thiếu máu do thiếu sắt gây mệt mỏi hoặc đau ngực ảnh hưởng tới tim. Các triệu chứng khác có thể gặp như đau bụng, khó thở, da nhợt nhạt.

Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu, mệt mỏi, xanh xao, khó thở, ói mửa.

Bạn có thể bị sốc nếu bạn bị chảy máu cấp tính. Xuất huyết cấp tính có thể xuất hiện triệu chứng sốc bao gồm: giảm huyết áp, bí tiểu, bất tỉnh.

Triệu chứng chảy máu mãn tính:

Bạn có thể bị thiếu máu nếu tình trạng chảy máu mãn tính, lâu dài .Các triệu chứng của bệnh thiếu máu bao gồm cảm thấy mệt mỏi và khó thở, có thể phát triển theo thời gian.

Xuất huyết tiêu hóa cũng có thể là triệu chứng của viêm hoặc bệnh ung thư đại trực tràng .

Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa

Dược sĩ Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ một số nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa như sau:

Khi mạch máu trong đường tiêu hóa bị tổn thương, những mạch máu này có thể trở nên mong manh và dễ chảy máu.

Bướu lành và ung thư: Bướu lành tính và ung thư trong thực quản , dạ dày, đại tràng  hoặc trực tràng có thể gây chảy máu khi lớp dịch bao phủ đường tiêu hóa suy yếu. Viêm loét đại tràng là bệnh viêm ruột có thể gây xuất huyết tiêu hóa..

Polyp đại tràng cũng gây xuất huyết tiêu hóa. Một số loại polyp có thể trở thành ung thư.

Viêm thực quản: nguyên nhân phổ biến nhất của viêm thực quản là trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới suy yếu. Axit dạ dày có thể làm tổn thương thực quản và gây ra vết loét dẫn đến xuất huyết..

Viêm dạ dày. Một số nguyên nhân phổ biến của viêm dạ dày bao gồm việc sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và các loại thuốc khác nhiễm trùng, Bệnh Crohn, vết thương nghiêm trọng.

Nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến các vết loét hoặc niêm mạc dạ dày bị chảy máu trong đường tiêu hóa.

Trĩ hoặc vết nứt hậu môn. Bệnh trĩ có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Táo bón và căng thẳng trong quá trình đi tiêu khiến cho bệnh trĩ sưng lên. Bệnh trĩ gây ngứa, đau và đôi khi chảy máu ở hậu môn hoặc trực tràng dưới. Vết nứt hậu môn nhỏ cũng có thể gây ngứa, chảy máu ở hậu môn của bạn.

Loét dạ dày: vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và sử dụng NSAID có thể gây loét dạ dày tá tràng.

Tuyển sinh Y Dược Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Tuyển sinh Y Dược Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Điều trị xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng có thể làm mất ổn định các dấu hiệu quan trọng của bệnh nhân. Huyết áp của bệnh nhân có thể giảm mạnh, và nhịp tim của bệnh nhân có thể tăng lên. Bệnh nhân sẽ được ổn định huyết động bằng việc truyền dung dịch điện giải hoặc truyền máu.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật.

Một số thuốc có thể được sử dụng như thuốc ức chế bơm proton IV (PPI) như omeprazole để ức chế tiết acid.

Biện pháp phòng tránh

Để phòng tránh xuất huyết tiêu hóa, chúng ta cần giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh dạ dày, viêm gan, xơ gan. Chính những bệnh lý này là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân và gia đình sao cho hợp lý, khoa học nhất

Tránh các chất kích thích và đồ uống có cồn, không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ. Bạn nên ăn nhiều hoa quả các loại, rau xanh và thực phẩm nhiều chất xơ.

Cần tập luyện các môn thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai chống lại bệnh tật, tránh thức khuya và ngủ không đủ giấc.

Đối với những bệnh nhân đã mắc xơ gan, viêm loét dạ dày  cần thực hiện khám và kiểm tra nội soi thực quản thường xuyên. Việc nội soi này giúp đánh giá độ giãn tĩnh mạch thực quản để kiểm soát các biến chứng của bệnh.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop