Nguyên nhân và cách điều trị tắc ruột non do bã thức ăn

Nguyên nhân và cách điều trị tắc ruột non do bã thức ănTắc ruột non do bã thức ăn tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời có thể gây thủng ruột, hoại tử ruột, ảnh hưởng đến tính mạng.

Tắc ruột non do bã thức ăn tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời có thể gây thủng ruột, hoại tử ruột, ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân do người bệnh ăn quá nhiều những thực phẩm chứa nhiều tannin - chất xơ

Nguyên nhân do người bệnh ăn quá nhiều những thực phẩm chứa nhiều tannin - chất xơ

Tắc ruột non là gì?

Tắc ruột non (small bowel obstruction, SBO) là một tình trạng lâm sàng phổ biến do tắc cơ học hoặc chức năng của ruột non, nó cản trở lưu thông các thành phần trong lòng ruột. Tắc ruột non là nguyên nhân của một trong các lý do thường gặp để tư vấn phẫu thuật và nhập viện, chiếm 20% các trường hợp phẫu thuật do đau bụng cấp tính

Nguyên nhân gây tắc ruột non

Đối với những trường hợp tắc ruột non do bã thức ăn, nguyên nhân được các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng giải thích đó là do người bệnh ăn quá nhiều những thực phẩm có chứa nhiều tannin - chất xơ, chất gây chát như: hồng xiêm, hồng giòn, ổi, sung, ăn quả vả, mít… Khi ăn với số lượng nhiều cộng thêm thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ sẽ dễ khiến thức ăn không tiêu hóa được vón cục tạo thành các bã thức ăn.

Bên cạnh đó những người thường có thói quen ăn quá nhiều măng, chè tươi và rau muống (thực phẩm có nhiều sợi cellulose dài, không tan trong nước) rất dễ tích tụ và quyện vào nhau tạo thành u bã thức ăn, gây tắc ruột non. Tuy nhiên việc tắc ruột do bã thức ăn được hình thành trong một thời gian tích tụ từ việc ăn các đồ ăn chát,...trong nhiều ngày, ăn kèm với thức ăn có nhiều đạm sẽ làm đông vón chất đạm gây khó tiêu hóa, tắc ruột.

Điều trị bệnh cùng với chuyên gia Dược Sài Gòn

Điều trị bệnh cùng với chuyên gia Dược Sài Gòn

Điều trị và phòng bệnh án tắc ruột non

Để điều trị bệnh tắc ruột non, bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, đầu tiên người bệnh cần phải làm xẹp ruột cũng như điều chỉnh nước và chất điện giải bằng phương pháp hút liên tục truyền dịch, ống tiêu hóa; khi nào toàn thể trạng của bệnh nhân khá lên mới được phẫu thuật. Trong trường hợp bị nghẹt ruột cần pháải hút liên tục vừa truyền dịch, phẫu thuật sớm nhất có thể để tránh tổn thương không hồi phục ở ruột dẫn đến hoại tử ruột, phải cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử.

Để có thể lường trước những bệnh án tắc ruột non cũng như giảm thiểu tỉ lệ tử vong, phẫu thuật chính là cách phổ biến hiện nay. Do đó khi có những dấu hiệu như đau bụng và nôn cần đến ngay cơ sở y tế để khám, đặc biệt là đối với những bệnh nhân trước đây đã phẫu thuật bụng. Bên cạnh đó người bệnh cần chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không nên dùng thức ăn có nhiều chất xơ, chất tanin với số lượng quá nhiều.

Bệnh nhân tắc ruột nên hạn chế ăn uống bằng đường miệng, giảm kali huyết trong việc điều chỉnh các chất điện giải cũng như duy trì thể tích trong huyết quản. Ngoài ra, việc đặt ống thông mũi – dạ dày hay miệng – dạ dày để điều trị trướng bụng cũng rất quan trọng. Thêm một lưu ý là nên chụp lại hình ảnh đề phòng nhận diện nguyên nhân gây tắc ruột bởi liệt ruột thường kéo dài trên 3-5 ngày.

Tắc ruột non do bã thức ăn hiện không phải trường hợp hiếm gặp, tuy nhiên những biện pháp phòng ngừa và xử trí đúng cách thì không phải ai cũng biết. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích dành đến bạn!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop