Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư lưỡi

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư lưỡiUng thư lưỡi là một trong những bệnh phổ biến nhất của ung thư miệng. Đây là căn bệnh ác tính, do đó cần biết được nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết để tìm cách điều trị một cách sớm nhất.

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh phổ biến nhất của ung thư miệng. Đây là căn bệnh ác tính, do đó cần biết được nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết để tìm cách điều trị một cách sớm nhất.

Hút thuốc lá có thể gây ra ung thư lưỡi

Hút thuốc lá có thể gây ra ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là bệnh gì?

Ung thư lưỡi có tên tiếng Anh là Tongue Cancer, là một dạng ung thư bắt đầu trong tế bào của lưỡi. Ung thư lưỡi thường bắt đầu ở các tế bào vảy mỏng, phẳng lót bề mặt của lưỡi. Ung thư lưỡi là một dạng của ung thư miệng.

Ung thư lưỡi có thể xảy ra tại:

Trong miệng: nơi có thể cảm nhận được thay đổi do bệnh gây ra. Loại ung thư lưỡi này có xu hướng được chẩn đoán khi ung thư nhỏ và dễ dàng loại bỏ qua phẫu thuật.

Trong cổ họng, ở phần lưỡi: nơi ung thư lưỡi có thể phát triển với vài dấu hiệu và triệu chứng. Loại ung thư này thường được chẩn đoán khi ung thư đã phát triển và đã lan ra các khu vực khác.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi là do đâu?

Một số nguyên nhân có thể gây nên bệnh ung thư lưỡi thường được biết đến đến là: hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia, vệ sinh răng miệng kém… Bạn cần hết sức lưu ý để có thể phòng tránh bệnh.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra

  • Hút thuốc lá: Thuốc lá thật sự rất độc hại với sức khỏe con người. Khói thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với ung thư lưỡi. Khi hút thuốc lá bạn không những gây hại cho chính bản thân mình mà còn khiến những người xung quanh cũng có chung nguy cơ mắc bệnh như bạn.
  • Uống rượu: Theo thống kê thì khoảng 3/4 những người có bệnh ung thư lưỡi tiêu thụ rượu thường xuyên . Tác hại của rượu không kém gì thuốc lá. Nếu bạn nghiện cả rượu và thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư tăng lên rất nhiều.
  • Vệ sinh răng miệng kém, răng mọc lệch: Không vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ khiến cho lưỡi viêm nhiễm mãn tính, lâu dài cộng với yếu tố tổn thương do lưỡi cọ vào răng thường xuyên cũng có khả năng dẫn đến u lưỡi.
  • Chế độ ăn uống: thiếu vitamin A, D, E; ăn nhiều đồ rán, đồ nướng, mỡ thực vật, ít ăn các loại rau, hoa quả… đều có thể dẫn đến nguy cơ ung thư lưỡi.
  • Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ phát triển bệnh ung thư lưỡi cao hơn người bình thường nếu trong gia đình bạn có thành viên mắc phải căn bệnh này.

Điều trị ung thư lưỡi cùng các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Điều trị ung thư lưỡi cùng các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư lưỡi là gì?

Dấu hiệu dễ dàng có thể nhận thấy khi bạn bị ung thư lưỡi đó chính là trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng bám chắc vào da và ngày càng lan rộng. Chỗ này thường bị chảy máu mà không rõ lí do bởi nó rất mỏng, dễ bị tổn thương khi bạn nhai nuốt vật cứng.

Trên lưỡi bạn sẽ xuất hiện vết loét nhỏ không phải do răng cắn vào, vết loét này không lành lại được. Khi bệnh ung thư phát triển sang giai đoạn trầm trọng thì bạn sẽ bị đau họng trong thời gian dài.

Ngoài ra các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn cho biết bạn sẽ có cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, hôi miệng cũng là những triệu chứng không nên bỏ qua.

Dấu hiệu tiếp theo đó là người bệnh còn có thể nhìn thấy các khối u nhỏ gần phía cổ họng và từ khi phát bệnh thì cơ thể bị gầy sút không rõ lí do.

Xuất hiện cục u trên lưỡi: phía cạnh lưỡi ở mé tiếp xúc với răng có thể phát triển những khối u lưỡi. Cục u thường có màu đỏ hoặc trắng, gây khó ăn uống, nhai nuốt, thậm chí kể cả khi chúng ta chỉ uống nước.

Đau lưỡi là triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn thứ 4 của bệnh ung thư vì hầu hết ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu đều không gây ra triệu chứng đau. Người bệnh thường cảm thấy đau khi nhai nuốt và nếu khối u phát triển lớn hơn thì bệnh nhân có thể đau lan sang tai.

Khó nuốt: Dù ung thư lưỡi không gây mọc mụn hoặc xuất hiện hạch ở lưỡi thì loại ung thư này cũng khiến bệnh nhân cảm thấy khối u có trong cổ họng, khiến họ khó nhai nuốt hơn.

Có những phương pháp nào để điều trị bệnh ung thư lưỡi?

Phẫu thuật: Đây là biện pháp cơ bản thường được dùng nhiều khi điều trị bệnh ung thư lưỡi. Ở giai đoạn phát hiện bệnh sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Xạ trị: Sử dụng trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn, khi không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót hậu phẫu thuật.

Hoá trị: Dùng theo đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật - xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng. Hóa trị dùng trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích thu nhỏ khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u cũng như ngừng cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào ác tính.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop