Những báo động về tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam

Những báo động về tình trạng kháng kháng sinh tại Việt NamSự ra đời của thuốc kháng sinh đã đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của nền Y học, tuy nhiên theo thời gian, đến nay tình trạng kháng kháng sinh đang là vấn đề cấp bách với xã hội

Sự ra đời của thuốc kháng sinh đã đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của nền Y học, tuy nhiên theo thời gian, đến nay tình trạng kháng kháng sinh đang là vấn đề cấp bách với xã hội

Những báo động về tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam

Tình trạng kháng kháng sinh đang là vấn đề cấp bách với xã hội

Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu kỷ nguyên mới của Y học

Sau 70 năm kể từ khi khoa học phát hiện ra kháng sinh penicilline đến nay, hàng trăm loại kháng sinh và các thuốc tương tự đã được phát minh, đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

Không chỉ dùng để điều trị bệnh cho con người, kháng sinh còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất.

Việc sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh và cả thú y khi được kê đơn và điều trị đúng.

Lợi ích của thuốc kháng sinh

Những chuyên gia hàng đầu về dược học cho rằng thuốc kháng sinh đã có công rất lớn trong cuộc chiến của con người với bệnh tật. Nhờ cung cấp và sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh mà hàng loạt căn bệnh từng đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng loài người như các chứng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn như lao, viêm phổi, viêm màng não, lậu, giang mai… được điều trị và khống chế có hiệu quả.

Loại bệnh truyền nhiễm cực độc từng thúc đẩy sự diệt vong của Đế chế La Mã cổ đại - dịch hạch cũng đã được khống chế hoàn toàn sau khi xuất hiện một loạt các thuốc kháng sinh, trong đó có streptomycin. Nhưng một điều đáng tiếc là trước hiệu quả điều trị rất rõ ràng, hầu hết các bệnh nhân và nhiều thầy thuốc cũng đã lạm dụng kháng sinh, coi đây như thần dược. Thực tế không như vậy, đối với các trường hợp viêm nhiễm do virus và bệnh cúm, viêm não B… thì kháng sinh hầu như không có hiệu quả.

Theo giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, việc sử dụng tùy tiện kháng sinh sẽ rất có hại bởi các lý do sau:

  • Vi khuẩn càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với thuốc kháng sinh sẽ dần dần chuyển từ nhạy sang kháng kháng sinh.
  • Một số loài vi khuẩn nhạy với thuốc sẽ bị tiêu diệt còn số khác sẽ có thừa cơ sinh sôi, nhân lên rất nhanh làm cơ thể dễ mắc bệnh.

Ngoài ra, bất kì loại kháng sinh nào cũng có khả năng sản sinh độc tố và dị ứng, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

Sự lạm dụng kháng sinh

“Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn”- theo các bác sĩ chuyên khoa, là nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đại đa số các người bệnh lại vi phạm nguyên tắc này nhiều nhất.

Trẻ em khi bị ho, viêm họng, sốt nhẹ hoặc sổ mũi thông thường thì không cần thiết phải dùng đến kháng sinh, thay vào đó phải điều trị bằng các phương pháp như rửa mũi, súc họng bằng nước muối, sử dụng thuốc ho… Nếu bệnh tình tái phát hoặc không thuyên giảm thì đưa trẻ đến các trung tâm y tế điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh lại tự kê đơn kháng sinh hoặc mua thuốc theo đơn cũ cho trẻ uống mỗi khi ho, sốt hoặc sổ mũi. Kháng sinh chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn, mà bệnh trẻ mắc có phải do nhiễm khuẩn hay không, chỉ có thể do bác sĩ khám và đưa ra kết luận. Do đó, thuốc kháng sinh phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Thảm họa kháng thuốc tại Việt Nam "khủng khiếp" nhất thế giới

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng ở mức báo động.

Đề kháng kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giới. Một kết quả khảo sát của ngành y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía bắc cho thấy, nhận thức về kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn (88% thành thị và 91% nông thôn). Người dân mua kháng sinh tại các nhà thuốc dễ như mua rau ngoài chợ.

Theo những thông tin mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được, có tới 76% bác sĩ kê toa kháng sinh không phù hợp. Đây là nguyên nhân khiến 33% người bệnh bị kháng thuốc. Trong khi các quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 thì Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4, chi phí kháng sinh trong điều trị chiếm tới 17% trên tổng chi cho phí dịch vụ khám chữa bệnh của người dân. Tổ chức Y tế thế giới đã liệt Việt Nam vào danh sách nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên toàn cầu.

Đại diện Bộ Y tế thừa nhận, mặc dù Việt Nam đã có quy định bắt buộc các nhà thuốc chỉ được bán kháng sinh theo toa, bác sĩ chỉ kê toa kháng sinh trong những trường hợp cần thiết, nhưng kháng sinh vẫn được bán một cách bừa bãi. Đây là nguyên nhân do nhận thức về sự nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng còn hạn chế, công tác quản lý nhà nước về dược phẩm còn lỏng lẻo, chế tài xử lý chỉ là phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe đối với những đơn vị sai phạm.

Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh đang ở mức báo động. Số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ kháng với kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay lên đến 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm.

Một nghiên cứu lâm sàng tại Oxrford năm 2013 cho biết, tỷ lệ vi khuẩn E.coli kháng với kháng sinh carbapenem cũng rất cao. Trong số 26 nước báo cáo thì tỷ lệ kháng cao nhất tại Ấn Độ 11%, Việt Nam đứng thứ 2 là 9%, sau đó đến Bulgaria. Tỷ lệ khuẩn này kháng với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 lên đến hơn 60%.

Những báo động về tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Hậu quả của việc đề kháng kháng sinh

Kháng thuốc khiến thời gian điều trị kéo dài, phát sinh thêm chi phí, nguy cơ tử vong cao và nguy cơ không có thuốc điều trị trong tương lai. Các kháng sinh mới thì chưa được tìm ra, còn kháng sinh cũ ngày càng bị kháng thuốc nhiều hơn. Các chuyên gia thế giới lo ngại một ngày “vũ khí” chống vi khuẩn không còn, do vi khuẩn kháng lại hết những vũ khí ấy”.

Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1987, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh và từ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra. Trong khi đó, các báo cáo về vi khuẩn kháng các loại kháng sinh cũ ngày càng tăng lên. Sự xuất hiện của các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh khiến thế giới lo ngại, bởi siêu vi khuẩn là loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop