Những lưu ý đặc biệt từ Điều dưỡng Sài Gòn khi chữa hen suyễn cho người già

Những lưu ý đặc biệt từ Điều dưỡng Sài Gòn khi chữa hen suyễn cho người giàHen suyễn là một trong các bệnh mạn tính hay gặp nhất. Bệnh hen không chừa một lứa tuổi nào ngay cả người già. Điều trị cho người già cần phải lưu ý đặc biệt tránh những hậu quả khôn lường.

Hen suyễn là một trong các bệnh mạn tính hay gặp nhất. Bệnh hen không chừa một lứa tuổi nào ngay cả người già. Điều trị cho người già cần phải lưu ý đặc biệt tránh những hậu quả khôn lường.

Đặc điểm bệnh hen suyễn ở người già có phần khác so với người trẻ

Đặc điểm bệnh hen suyễn ở người già có phần khác so với người trẻ

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm.

Đặc điểm bệnh ở người cao tuổi

Bệnh hen suyễn ở người già có những điểm khác với người trẻ. Dưới đây bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã liệt kê để mọi người có thể nhận biết được:

  • Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp ở người già bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.
  • Người già thường kém minh mẫn nên không nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng.
  • Người già dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ. Các tác dụng phụ của thuốc hen suyễn thường gặp ở người già như run tay, nhịp tim nhanh, nhất là những người có bệnh tim mạch kết hợp.
  • Người già thường hay quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm cơn hen suyễn tái phát mặc dù trước đó bệnh đã được kiểm soát.
  • Người già thường khó bỏ được các thói quen lâu đời như hút thuốc lá hay ăn những món ăn ưa thích vốn là yếu tố khởi phát cơn hen suyễn cấp.
  • Người già thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc đường hít cũng như các thiết bị máy móc. Vì vậy, thuốc đưa vào cơ thể thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm.
  • Người già thường mắc nhiều bệnh đồng thời như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim… nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc này với thuốc điều trị hen suyễn làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.
  • Khả năng đào thải thuốc ở người già kém làm cho người bệnh dễ bị ngộ độc thuốc hen suyễn loại theophyllin.

Điều trị bệnh hen suyễn cho người già với các Điều dưỡng Sài Gòn

Điều trị bệnh hen suyễn cho người già với các Điều dưỡng Sài Gòn

Một số lưu ý đặc biệt chữa trị bệnh hen suyễn

  • Điều đầu tiên phải lưu ý đến vấn đề tâm lý tuổi già. Phải khéo léo thuyết phục các cụ hiểu được đây là bệnh mạn tính và việc chữa trị đòi hỏi phải đều đặn và kéo dài. Người thân trong gia đình cũng cần nhắc nhở các cụ bỏ thuốc lá hoặc các thói quen không tốt cho căn bệnh, giúp các cụ dùng thuốc đều đặn đúng giờ và phát hiện thay cho các cụ các dấu hiệu cảnh báo bệnh sẽ diễn tiến nặng.
  • Điều thứ hai cần lưu ý là vấn đề tương tác thuốc. Khi đi khám bệnh Điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều Dưỡng khuyên gia đình nên báo cho bác sĩ biết các bệnh lý khác của mình và mang theo đầy đủ đơn thuốc của các loại thuốc đã và đang sử dụng. Có một số thuốc điều trị bệnh khác nhưng có thể làm cho bệnh hen suyễn nặng lên như aspirin, các thuốc giảm đau, một số thuốc điều trị cao huyết áp, nội tiết tố nữ điều trị mãn kinh và một số thuốc an thần gây ngủ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các tác dụng phụ hay gặp của thuốc trị hen suyễn như run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, vọp bẻ, tiểu đêm, khó ngủ, tiểu gắt… và thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể cân nhắc việc giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc khác.
  • Điều thứ ba cần lưu ý là sử dụng thuốc đường hít sao cho đúng cách để thuốc có thể vào phổi đầy đủ và đạt được hiệu quả điều trị. Do tuổi già kém minh mẫn hoặc kém linh hoạt, việc dùng thuốc đường hít có thể gặp nhiều khó khăn. Người thân trong gia đình cần kiên nhẫn giúp các cụ tập luyện để có thể dùng thuốc đường hít sao cho có hiệu quả nhất. Nếu dùng bình xịt định liều nên lưu ý sự phối hợp đồng thời giữa động tác bóp (bình xịt) và động tác hít, nếu là bình hít bột khô thì luồng khí hít vào bằng miệng phải đủ mạnh để đưa các hạt bột li ti vào phổi đến tận các phế nang. Máy phun khí dung dễ sử dụng hơn cả nhưng bất tiện, cồng kềnh và dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không biết vệ sinh các dụng cụ đúng cách. Khi hít thuốc qua mặt nạ, cần phải há to miệng khi hít vào để cho lượng thuốc vào phổi tối ưu. Sử dụng thuốc đường hít đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp chữa trị hen suyễn thành công.

Sử dụng thuốc dạng xịt hơi Corticosteroid để trị bệnh hen suyễn hay các bệnh về phổi khác cho người già từ 65 tuổi trở lên có thể khiến họ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao.

Sau khi tổng hợp dữ liệu trong 14 năm với hơn 100 ngàn hồ sơ bệnh nhân, nhóm khoa học gia thuộc Đại học McGill (Canada) phát hiện nguy cơ người già mắc bệnh đục thủy tinh thể khi dùng Corticosteroid hằng ngày cao hơn 24% so với nhóm người uống các loại thuốc trị bệnh hen suyễn khác. Các nhà khoa học đề nghị nên kê đơn thuốc giãn phế quản hoặc các liệu pháp kết hợp loại thuốc trị hen kháng leukotriene cho bệnh nhân lớn tuổi để tránh nguy cơ trên.

Tóm lại, bệnh hen suyễn ở người già có những khó khăn nhất định, cần hết sức lưu ý và biết cách xử trí mới có thể giúp cho các cụ kiểm soát hen tốt.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop