Nhưng lưu ý khi đốt điện tim từ chuyên gia Trường Dược Sài Gòn

Nhưng lưu ý khi đốt điện tim từ chuyên gia Trường Dược Sài GònĐốt điện tim là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim khá phổ biến hiện nay bởi không cần phẫu thuật, tuy nhiên cũng cần hết sức lưu ý trước và sau khi đốt điện tim

Đốt điện tim là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim khá phổ biến hiện nay bởi không cần phẫu thuật, tuy nhiên cũng cần hết sức lưu ý trước và sau khi đốt điện tim

Nhưng lưu ý khi đốt điện tim từ chuyên gia Trường Dược Sài Gòn

Nhưng lưu ý khi đốt điện tim từ chuyên gia Trường Dược Sài Gòn

Bài viết này sẽ là những lưu ý của các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn trước và sau khi tiến hành đốt điện tim mà các bạn nên biết

Đốt điện tim là gì?

Theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, Đốt điện tim hay cắt đốt điện tim là phương pháp sử dụng năng lượng để tạo ra những vết sẹo nhỏ trong mô tim, từ đó ngăn ngừa các tín hiệu dẫn truyền bất thường trong trái tim gây rối loạn nhịp.

Cần lưu ý điều gì trước khi đốt điện tim?

Trước khi tiến hành đốt điện, các bác sỹ sẽ thông báo cho bạn cần ăn gì, uống gì trong vòng 1 ngày trước đó. Trong khoảng 6 - 8h trước khi tiến hành đốt điện, thông thường, bạn không cần ăn uống bất cứ thứ gì.

Bạn cần thông báo cho bác sỹ mọi loại thuốc mà mình đang sử dụng. Không ngưng dùng thuốc mình đang sử dụng trừ khi có chỉ định từ bác sỹ điều trị. Sau điều trị, bạn có thể ra về trong ngày.

Quy trình đốt điện tim như thế nào?

Một kíp thực hiện thủ thuật này bao gồm một bác sỹ, các y tá và kỹ thuật viên. Kỹ thuật này có thể thực hiện ở những bệnh viện chuyên khoa tim mạch, bệnh viện tuyến trung ương.

Các bước thực hiện:

  • Y tá sẽ gây tê ở đường tĩnh mạch cánh tay của bạn, sau đó bạn được sử dụng thuốc an thần để thư giãn.
  • Làm sạch vùng đặt ống thông, thường là vùng bẹn, sau đó gây tê cục bộ.
  • Một ống thông qua da được đưa vào ở tĩnh mạch cánh tay hoặc động mạch ở bẹn. Màn hình sẽ hiển thị đường đi của ống thông để luồn về tim. Bạn có thể cảm nhận được ống thông chèn vào động mạch nhưng không bị đau đớn.
  • Ống thông dẫn theo một điện cực về tim, gửi một xung điện nhỏ vào tim để kích hoạt các tế bào tim tự động phát nhịp, xác định những khu vực là nguyên nhân gây loạn nhịp tim.
  • Sóng điện từ điện cực sẽ đốt những ổ tế bào gây loạn nhịp này.
  • Quá trình đốt kéo dài từ 2 - 4 giờ.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng

Cần lưu ý gì khi chăm sóc bệnh nhân sau đốt điện tim?

Bệnh nhân sau khi đốt điện tim theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cần phải cực kì lưu ý trong qua trình chăm sóc, cụ thể:

Ở bệnh viện

Bạn được đưa về phòng hồi sức. Tại đây, bạn sẽ được băng lại vết chọc ống thông qua da trong khoảng vài giờ. Bạn phải nằm trên giường và hạn chế cử động. Y tá sẽ hướng dẫn bạn và người nhà cách chăm sóc vết thương, những lưu ý cần thiết nếu gặp phải biến chứng. Bạn thông thường được chỉ định dùng thuốc aspirin ở nhà trong khoảng từ 2 – 4 tuần để hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông sau khi đốt điện.

Ở nhà

Đa số người bệnh sau đốt điện có thể hoạt động bình thường sau điều trị. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi ở nhà:

  • Không lái xe tối thiều một ngày sau khi rời viện
  • Không uống rượu ít nhất một ngày sau khi rời viện
  • Hạn chế hoạt động thể chất cường độ cao trong khoảng 3 ngày
  • Lưu ý vết bầm ở vùng chọc ống thông. Nếu có dấu hiệu lan rộng, chảy máy, sưng đau, bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện.

Gọi cấp cứu khi bệnh nhân có biểu hiện:

  • Vị trí chọc ống thông bị sưng phồng lên nhanh chóng
  • Máu vẫn chảy dù đã lấy tay đè vết thương
  • Chân bị tê liệt, thâm tím
  • Khó chịu ở ngực, lan tỏa ra cổ, hàm, cánh tay và lưng
  • Khó thở, khó chịu ở bụng và đổ nhiều mồ hôi lạnh
  • Đầu óc quay cuồng, muốn ngất xỉu

Lợi ích và rủi ro của phương pháp đốt điện tim

Đốt điện là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim có tỉ lệ thành công cao, trên 90%, ít có nguy cơ biến chứng và người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường chỉ sau vài ngày.

Người bệnh không bị đau, không có cảm giác khó chịu sau khi đã được gây mê nhẹ và gây tê tại chỗ. Đây cũng là ưu điểm quan trọng giúp phương pháp này được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới với những người mắc bệnh nhịp tim nhanh. Người bệnh sẽ được điều trị nhanh chóng mà không còn cần phải sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp.

Nguy cơ biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải sau khi thực hiện đốt điện tim là rất thấp. Những vấn đề thường gặp nhất khi áp dụng phương pháp điều trị này xuất phát từ các ống thông dài. Các ống thông này được đưa vào từ động mạch hoặc tĩnh mạch của bệnh nhân để về tim, có thể gây tổn thương mạch máu, chảy máu hoặc nhiễm trùng.

Chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, đốt điện là phương pháp tiên tiến trong điều trị rối loạn nhịp tim với hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí cho một lần thực hiện là rất lớn và không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để áp dụng. Do đó, ưu tiên trong điều trị rối loạn nhịp tim vẫn là thuốc, kết hợp với luyện tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop