Những lưu ý nếu bạn bị chấn thương dây chằng chéo trước

Những lưu ý nếu bạn bị chấn thương dây chằng chéo trướcChấn thương dây chằng chéo trước là vết rách hoặc bong gân của dây chằng chéo trước. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bạn có thể nghỉ ngơi và phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật để thay thế dây chằng

Chấn thương dây chằng chéo trước là vết rách hoặc bong gân của dây chằng chéo trước. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bạn có thể nghỉ ngơi và phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật để thay thế dây chằng

Những lưu ý nếu bạn bị chấn thương dây chằng chéo trước

Chấn thương dây chằng chéo trước

Chúng ta cùng tìm hiểu chấn thương dây chằng chéo trước trong bài viết sau đây từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

NGUYÊN NHÂN CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra khi bệnh nhân tham gia vào các hoạt động thể thao có thể gây chấn thương ở đầu gối:

  • Đang chạy nhanh thì dừng lại hoặc đổi hướng đột ngột.
  • Nhảy xuống và tiếp đất bất ngờ, không có sự chuẩn bị.
  • Bị đánh hoặc va chạm trực tiếp vào đầu gối.

Về nguyên nhân, có thể chia thành 2 nhóm chính:

  • Chấn thương trực tiếp: Va chạm xảy ra trực tiếp ở vùng đầu gối hay gặp ở các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền,… hoặc tai nạn giao thông.
  • Chấn thương gián tiếp: Gặp trong các trường hợp dừng đổi ngột hoặc chuyển hướng đột ngột khi chạy.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI BỊ CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Triệu chứng thường gặp khi bị chấn thương dây chằng chéo trước có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Một tiếng "rắc" lớn ở đầu gối.
  • Bệnh nhân đau dữ dội và không thể tiếp tục hoạt động.
  • Sưng nhanh.
  • Mất phạm vi cử động của khớp.
  • Lỏng gối với các triệu chứng có cảm giác chân yếu khi di chuyển, gặp khó khăn hoặc không đứng trụ một chân khi đứng lên ở chân bị chấn thương.
  • Trường hợp phát hiện muộn đùi bên chấn thương của bệnh nhân có thể đã nhỏ dần do teo cơ.

ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ DÍNH CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Những đối tượng có nguy cơ dính chấn thương dây chằng chéo trước là:

  • Nữ giới có nguy cơ dễ bị chấn thương nói chung và chấn thương dây chằng chéo trước cao hơn so với nam giới.
  • Tham gia một số môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, thể dục dụng cụ và trượt tuyết.
  • Thể trạng kém.
  • Mang giày dép chật quá hoặc rộng quá.
  • Sử dụng các thiết bị thể thao kém, không chắc chắn, không bền và dễ hỏng dẫn tới người chơi dễ bị chấn thương.
  • Chơi bóng trên bề mặt sân cỏ nhân tạo.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Chẩn đoán

Tiến hành kiểm tra đầu gối có bị sưng, đau hay không và so sánh đầu gối bị thương với đầu gối không bị thương. Di chuyển đầu gối theo nhiều hướng để đánh giá phạm vi vận động và chức năng tổng thể của khớp.

Thông thường khám thể chất phát hiện chấn thương dây chằng chéo trước, đồng thời thực hiện xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác và xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương bao gồm:

  • Chụp X-quang: Để loại trừ gãy xương, tuy nhiên tia X không thể hiện các mô mềm như dây chằng và gân.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh của cả mô cứng và mô mềm trong cơ thể. MRI cho kết quả mức độ chấn thương dây chằng chéo trước và các dấu hiệu của tổn thương khác ở các mô khác của đầu gối, bao gồm cả sụn.
  • Siêu âm: sử dụng sóng âm Thanh để ghi nhận lại các cấu trúc bên trong, siêu âm có thể được sử dụng để kiểm tra chấn thương ở dây chằng, gân và đầu gối.

Điều trị

Chăm sóc, sơ cứu đúng cách và thực hiện sớm các biện pháp giảm đau và giảm sưng ngay sau khi bị chấn thương đầu gối bằng cách:

  • Nghỉ ngơi để hạn chế đè nặng lên đầu gối.
  • Chườm túi nước đá ở đầu gối ít nhất hai giờ một lần và mỗi lần là 20 phút.
  • Quấn miếng băng thun quanh đầu gối.
  • Kê cao đầu gối bằng cách đặt gối hoặc chăn dưới đầu gối bị chấn thương.
  • Phục hồi chức năng: nhằm giảm đau và sưng, phục hồi hoàn toàn khả năng vận động của đầu gối và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Quá trình vật lý trị liệu có thể điều trị thành công chấn thương dây chằng chéo trước cho những đối tượng không thường xuyên tập thể dục, hoạt động thể thao ở mức vừa phải hoặc chơi các môn thể thao ít gây chấn thương cho đầu gối.
  • Phẫu thuật: chỉ định trong một số trường hợp như người bệnh là vận động viên và muốn tiếp tục trong chơi thể thao, ngoài tổn thương dây chằng thì sụn ở đầu gối cũng bị thương, chấn thương khiến đầu gối không thể di chuyển và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Trong quá trình tái tạo dây chằng chéo trước, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ dây chằng bị tổn thương và thay thế bằng một đoạn mô tương tự như dây chằng nối cơ với xương. Bác sĩ sử dụng một miếng gân từ một phần khác của đầu gối bệnh nhân hoặc một sợi gân từ một người hiến tặng. Sau khi phẫu thuật bệnh nhân vẫn phải tham gia điều trị phục hồi chức năng. Tái tạo dây chằng chéo trước kết hợp với phục hồi chức năng có thể khôi phục sự ổn định và chức năng cho đầu gối của bệnh nhân.

Những lưu ý nếu bạn bị chấn thương dây chằng chéo trước

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp

PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Để phòng ngừa chấn thương dây chằng chéo trước, bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn khuyên bạn cần:

  • Tập luyện và chơi thể thao đúng cách giúp giảm nguy cơ chấn thương dây chằng chéo trước.
  • Các bài tập tăng cường cơ bắp chân.
  • Các bài tập để tăng cường hông, xương chậu và bụng dưới.
  • Tập luyện đúng kỹ thuật và lưu ý đến tư thế của đầu gối khi nhảy và tiếp đất.
  • Luyện tập cải thiện kỹ thuật khi thực hiện các động tác xoay và chuyển hướng.
  • Mang giày dép phù hợp với môn thể thao để giúp ngăn ngừa chấn thương.

Trên đây là những thông tin về “chấn thương dây chằng chéo trước” từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop